Những lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm
3.101 người đã xem · Bình luận ·

Những lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Lựa chọn thời điểm và lên kế hoạch cho bé ăn dặm là bước quan trọng trong quá trình phát triển đầy đủ của bé sau này
Bạn quan tâm đến
NỘI DUNG CHI TIẾT

Những thực phẩm cho bé bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn này chỉ là tập cho bé ăn nên các loại thức ănhầu như không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cho nên  nhiệm vụ của giai đoạn này chủ yếu là chuẩn bị cho bé tiếp cận những món ăn mới với mùi vị khác nhau và cách ăn mới mà thôi.

  • Hãy bắt đầu thử với ngũ cốc bổ sung chất sắt cho trẻ nhũ nhi. Trong khi nhiều loại thực phẩm có chứa rất nhiều đường, thì đối với các bé, chúng đơn thuần chỉ là những món dễ ăn dễ nuốt mà thôi. Bạn có thể trộn chung với sữa để bé dễ ăn.
  • Nấu các loại rau cải và nghiền cho bé: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, bông cải, đậu Hoà Lan, khoai tây, dưa…
  • Sau khi đã cho bé vài loại rau củ, bạn có thể kết hợp các loại với nhau để bé đỡ ngán.
  • Có thể cho bé ăn các loại trái cây nghiền như bơ, táo, chuối, lê, dâu…Nhưng nên tập cho bé ăn rau trước để tránh tình trạng bé thích trái cây ngọt và không chịu ăn rau.
  • Nếu trái cây hoặc rau củ xay quá loãng, bạn có thể trộn thêm bột ngũ cốc để làm đặc hơn
  • Vào lúc 6 tháng tuổi, bé sẽ cần nhiều thực phẩm có sắt như gạo, ngũ cốc

Tập cho bé ăn dặm sẽ khác nhau tuỳ vào văn hoá nên bạn không cần quá rập khuôn và nóng vội. 

Tuổi nào ăn món gì?

Không có quy luật nào về việc nên cho bé bắt đầu ăn gì cả. Những gì tốt nhất chúng ta nên làm là xem bé thích gì, hệ tiêu hoá bé phát triển đến đâu và thể chất bé thế nào.

  • Tuy các bé có thể ăn một ít đường nhưng hãy để đến lúc bé 9-10 tháng nhé.
  • Gan của bé hiện khó hấp thu các loại chất béo
  • Bé có thể ăn một số chất đạm, nhưng bạn nhớ lưu ý những chất có thể gây dị ứng như đạm trong sữa bò chẳng hạn.
  • Một số bé ăn thịt sẽ khó tiêu hơn cho tới lúc bé 8-9 tháng tuổi.

 

 

Tổ chức Y tế Thế giới đã dựa vào sự phát triển thể chất của bé để đưa ra 4 giai đoạn giới thiệu thực phẩm bổ sung cho 

  • Giai đoạn 1 tập cho bé ăn với muỗng, ăn bột, 1-2 lần/ngày.
  • Giai đoạn 2 tập cho bé ăn dặm do kỹ năng vận động đã cải thiện.
  • Giai đoạn 3 cho bé ăn các thức ăn đặc hơn và không cần xay nát, đồng thời cho bé ăn bốc để phát triển kỹ năng vận động.
  • Giai đoạn 4 để bé tự ăn và ăn gần giống bữa ăn cả gia đình.
Các món ăn dặm cho trẻ
25.625 người đã xem
Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với Như Châu
Như Châu
Thực dưỡng không phải chỉ là ăn uống. Thực dưỡng là phương pháp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần