Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Cân nặng khi mang thai
2.354 người đã xem · Bình luận ·

Cân nặng khi mang thai

Sức khỏe của bé phụ thuộc vào cơ thể mẹ khi mang thai. Chuyện tăng cân khi mang thai là chủ đề muôn thủa của các bà mẹ
Bạn quan tâm đến
NỘI DUNG CHI TIẾT

Tăng cân khi mang thai

Thông thường, một phụ nữ có chiều cao và cân nặng trung bình có thể tăng từ 10–15kg trong 40 tuần mang thai. Con số này có thể cao hơn với những ca mang đa thai hoặc gặp biến chứng thai kỳ. 

Phần lớn phụ nữ mang thai chỉ tăng cân rất ít trong tam cá nguyệt đầu tiên, thậm chí có người còn sút cân. Chứng buồn nôn cùng với những thay đổi trong thói quen ăn uống thường ngày có thể làm bạn mất đến vài kilogram. Tuy nhiên, đến  qúy  thứ hai và thứ ba, hầu hết sẽ lấy lại số cân đã mất và từ từ tăng lên thêm.

Bạn có cần ăn cho hai người?

Trước đây, người ta hay nói phụ nữ có thai phải ăn cho hai người. Tuy nhiên, điều này không có căn cứ khoa học. Trên thực tế, chuyện nhân đôi khẩu phần và tăng khối lượng thức ăn trong thời gian mang thai là không cần thiết, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Cái cần tăng lúc này là chất lượng dinh dưỡng chứ không phải lượng thức ăn nạp vào. Hai chuyện này vốn hoàn toàn khác biệt, ăn nhiều chưa chắc bổ dưỡng và ngược lại.

Với hầu hết phụ nữ mang thai, năng lượng nạp vào cơ thể chỉ cần tăng khoảng 10% là đủ. Ở quý đầu tiên, bạn cần nạp thêm 420 kilojoule/ngày, quý  thứ hai cần thêm 1.050 kilojoule/ngày và quý  thứ ba là 1.255 kilojoule/ngày. Nói cho dễ hiểu là ở quý  đầu tiên, mỗi ngày bạn chỉ cần uống thêm một ly sữa ít béo là bổ sung đủ năng lượng cần thiết. Ở quý  thứ hai, mỗi ngày bạn có thể ăn thêm vài miếng trái cây, dăm ba hạt đậu. Ở quý  thứ ba, bạn chỉ cần thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày một ít trái cây và vài mẩu bánh mì là đủ.

Phần trọng lượng thừa sinh ra từ đâu?

Trong thời gian mang thai, cân nặng tăng lên một phần do mẹ, một phần do bé. Chuyện phụ nữ mang thai có khoảng 3kg mỡ thừa là hoàn toàn bình thường. Phần trọng lượng thừa tập trung quanh đùi, hông, mông và cánh tay đóng vai trò như kho năng lượng dự trữ để người mẹ có thể dùng dần trong giai đoạn cho con bú.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, cân nặng tăng lên chủ yếu là do những thay đổi trong cơ thể mẹ chứ không phải do bé. Lúc này, cơ thể bạn sẽ tăng cường sản xuất máu để chuyển đến bào thai, mang theo ô-xy và dưỡng chất để nuôi dưỡng nó.

Chẳng có gì phải lo nếu cân nặng của thai phụ dao động hay thay đổi đôi chút. Nhưng nếu tăng hoặc giảm đột ngột, đây có thể là dấu hiệu cần lưu ý. Tăng cân lý tưởng nhất là tăng chậm nhưng đều.

Nếu bạn đang ở quý  thứ hai mà tăng hơn 1,5kg/tuần hoặc ở quý thứ ba mà tăng hơn 900g/tuần, bạn cần đi khám bác sĩ.

Dưới đây là mức tăng cân trung bình trong mỗi quý :

  • Quý đầu tiên: tăng tổng cộng từ 900g đến 1,8kg.
  • Quý thứ hai: tăng tổng cộng từ 5–6kg, trung bình mỗi tuần tăng 500g.
  • Quý thứ ba: tăng tổng cộng từ 3–5kg, trung bình mỗi tuần tăng khoảng 500g.

 

Chỉ số BMI 

Một số nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để ước tính mức tăng cân lý tưởng. Chỉ số này được tính theo công thức: BMI bằng cân nặng (tính theo kilogram) chia cho chiều cao (tính theo mét)bình phương. Chỉ số BMI trung bình dao động từ 18,5–26. Tùy theo BMI cao hay thấp, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp.  

Cần bao lâu để giảm cân sau khi sinh?

Giảm cân sau khi sinh hay ở giai đoạn nào cũng thế, năng lượng nạp vào càng nhiều, bạn càng phải tiêu hao nhiều hơn. Nếu bạn ăn vào nhiều hơn mức năng lượng mà cơ thể sử dụng, nó sẽ được tích trữ lại dưới dạng mỡ. Để loại bỏ số cân thừa, bạn cần lưu ý kiểm soát khẩu phần ăn và tập thể dục hàng ngày. 

Ăn kiêng – nên hay không?

Phụ nữ mang thai không nên ăn kiêng vì như thế có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Ngoài ra, mẹ ăn kiêng trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, bé sinh ra thiếu cân. Giảm cân quá nhanh sau khi sinh có thể gây tiết sữa kém, mệt mỏi.

 

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với Như Châu
Như Châu
Thực dưỡng không phải chỉ là ăn uống. Thực dưỡng là phương pháp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

 
MACMOM - THAI KỲ AN TOÀN VÀ KHỎE MẠNH
0 người đã mua
570.000 đ
để đặt mua
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.478 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.030 người đã xem