Vượt qua bệnh hạ đường huyết với thực dưỡng
9.398 người đã xem · Bình luận ·

Vượt qua bệnh hạ đường huyết với thực dưỡng

Hạ đường huyết thường được điều trị bằng liệu pháp ăn kiêng thực dưỡng. Chế độ ăn giàu chất xơ & carbohydrate phức hợp chia 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, phối hợp các thực phẩm dương & âm. Bệnh đường huyết thấp kinh niên thường thuyên giảm sau từ 4-5 tháng theo đúng những chỉ dẫn sau.
NỘI DUNG CHI TIẾT

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hạ đường huyết dễ xảy ra ở người đái tháo đường ăn kiêng quá mức hay người tập luyện vận động quá mức. Nhịn ăn quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết. Thiếu hụt đường huyết trầm trọng có thể dẫn đến hôn mê, nếu tình trạng này không được bù đắp glucose kịp thời, nhất là hạ đường huyết nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cùng tìm hiểu cách vượt qua bệnh hạ đường huyết với phương pháp thực dưỡng

Trong bài này bạn sẽ biết:

  • Bệnh hạ đường huyết
  • Triệu chứng của hạ đường huyết
  • Nguyên nhân của Hạ đường huyết
  • Chế độ thực dưỡng cho người  hạ đường huyết
  • Điều chỉnh  sinh hoạt 
  • Những trợ phương cho người bệnh

1. Bệnh hạ đường huyết  

Đường huyết thấp kinh niên hoặc bệnh hạ đường huyết là kết quả khi tuyến tụy mất đi khả năng tiết glucagon hoặc anti-insulin để tăng lượng đường huyết. Đây là hiện tượng chung trong xã hội hiện đại, với 80% dân số đã từng bị hạ đường huyết ở những cấp độ khác nhau. Bùng nổ cảm xúc và thay đổi tâm trạng thường xuyên, là do lượng đường huyết dao động dẫn đến phản ứng hưng phấn hoặc chán nản tương ứng.

2. Triệu chứng của bệnh đường huyết
 
Bạn thèm ngọt vài lần trong ngày thường là bị hạ đường huyết. Sau 2h chiều hoặc qua đêm, khi mặt trời và bầu khí quyển hạ xuống, những người này càng thèm ngọt mãnh liệt. Nếu không có đồ ngọt, bạn sẽ mệt mỏi, mất  ngủ, giảm năng lượng và hiệu quả, dao động, thất vọng, trầm cảm và bất mãn. Trạng thái tình cảm  lên và xuống thất thường; mối quan hệ với mọi người cũng vậy.

triệu chứng hạ huyết áp


Vào buổi tối, đôi khi  không thể ăn và phải nằm dài để nghỉ ngơi. Đến đêm, toàn thân bạn lạnh cóng, nhất là bàn tay và bàn chân. Ngủ không ngon, do đó bạn cần ngủ nhiều hơn. Vào buổi sáng, khi mặt trời và bầu khí quyển mọc lên, lượng đường trong máu cũng dâng lên, sức chịu đựng của trở lại và bạn cảm thấy bình thường hoặc đầy sức sống. Nhưng vào buổi chiều, khi mà năng lượng của ban ngày và lượng đường huyết chìm xuống, bạn lại cau có khó chịu trở lại, và các triệu chứng giống nhau xuất hiện. Những vấn đề xung đột giữa người nam và người nữ, giữa cha mẹ và con cái dễ nảy sinh. Đa phần trong số họ không nhận ra được họ có lượng đường trong máu giảm thường xuyên hoặc không nhận ra đó là nguyên nhân cơ bản của những xung đột tình cảm.

Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, hạ đường huyết có thể gây ra ù tai, ngất, run rẩy toàn thân, hoặc thậm chí bất tỉnh, hôn mê hoặc động kinh. Phụ nữ trẻ và trung niên có khuynh hướng dễ bị hạ huyết áp hơn nam giới.  

hạ đường huyết

 Triệu chứng của hạ đường huyết gồm: mặt đỏ, mạch đập không đều, dị ứng và viêm da, táo bón và tiêu chảy, nhược cơ,  đau đầu, viêm ruột non, nấm candida, có nguy cơ bị ung thư hoặc bệnh nhiễm virus (bao gồm cả AIDS và viêm gan), thấp khớp, lãnh cảm, vô sinh và sảy thai, thiếu máu và hoa mắt chóng mặt, run rẩy toàn thân, không ổn định về tâm lý và tâm thần, bao gồm cả mệt mỏi, suy nhược, suy sụp, dễ nổi cáu, tính khí thất thường, dễ bị kích động, lo lắng, ăn uống thất thường, muốn tự tử, thiếu ước mơ và thiếu mục tiêu cuộc sống, nghi ngờ, sợ hãi, tự kỷ hoặc cô độc.
 
3.  Nguyên nhân căn bản của bệnh hạ đường huyết 
 Theo quan điểm thực dưỡng, nguyên nhân căn bản của hạ đường huyết không phải do đường hay đồ ngọt mà là do:

- Trứng, gà, pho mai, bò, heo và các loại thịt, các chế phẩm từ sữa, cá và hải sản, đặc biệt  là tôm, tôm hùm, cua, sò, trứng cá, cá hồi, cá ngừ; và các thực phẩm từ động vật to lớn khác.

thịt đỏ

- Các loại đồ nướng từ bột bao gồm bánh mì, bánh quy, bánh cookies, muffins, bánh gạo và các loại thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều khoáng chất như các loại hạt có muối cũng sẽ gây ảnh hưởng đến bệnh.

- Những thức ăn dương tính mạnh như thế sẽ là gánh nặng, làm tụy suy yếu và cản trở tụy tiết glycogen. Bất cứ thức ăn nào trong những loại kể trên được chế biến ngập dầu thực vật hoặc bơ thì còn đặc biệt nguy hiểm hơn nữa. Khi mà lượng đường trong máu tụt xuống, cơ thể thèm khát đồ ăn âm có trong các loại đường, mật ong, nước ngọt & các loại đồ ngọt khác. Người bị hạ đường huyết sẽ cảm thấy ngay lập tức khi đường glucose trong thức ăn làm tăng lượng đường trong máu & tạm thời giải tỏa cho tụy.

- Những thứ cực âm khác dưới dạng rau củ nhiệt đới, đặc biệt những loại thuộc nhóm âm tính (night shades), trái cây & nước ép, gia vị, chất kích thích, và những thức ăn có tính bành trướng(Âm) khác cũng được thèm khát và tiêu thụ với lượng lớn để giúp tụy nghỉ ngơi. Người bệnh có thể thèm rượu, bia, rượu sake và các loại đồ uống có cồn, cũng như là cà phê, trà xanh, trà bạc hà, các đồ uống có chứa caffeine hoặc chất có mùi thơm quyến rũ.  Căng thẳng và áp lực làm tăng thêm chứng bệnh hạ đường huyết và tạo ra sự thèm khát đồ ngọt và cồn. Một vài loại thuốc, ví dụ như thuốc chống ung thư, thúc đẩy thêm chứng hạ đường huyết. Ăn vặt vào tối khuya làm tăng thêm gánh nặng cho tụy và cũng góp phần vào rối loạn này.

thực phẩm âm tính
 

4. Chế độ thực dưỡng cho người bệnh hạ đường huyết

Trong xã hội hiện đại, hạ đường huyết thường được điều trị bằng liệu pháp ăn kiêng. Chế độ ăn giàu chất xơ & carbohydrate phức chia 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày là chính, hạn chế đường, trái cây, rượu.Đối với chứng bệnh hạ đường huyết, cần theo bảng hướng dẫn tiết thực số 3, giúp tăng dần thể trạng bằng cách phối hợp các yếu tố dương và cực âm. Bệnh đường huyết thấp kinh niên thường thuyên giảm sau từ 4-5 tháng  theo đúng những chỉ dẫn sau:

ảnh

  • Thức ăn chính là ngũ cốc lứt, đặc biệt là gạo lứt, gạo lứt ngọt và kê. Cần nấu chín mềm để tiêu hóa dễ dàng.
  • Tránh các sản phẩm làm từ bột (bánh, muffins, bánh cracker, cooki) và cả các loại mì, càng tuyệt đối càng tốt.
  • Nên ăn nhiều thành phần đa dạng  trong các món: súp miso, đặc biệt là kê, mochi (bánh dày) và một số loại rau củ ngọt (bí đỏ, hành tây, cà rốt) nấu với rong wakame hoặc kombu.
  • Có thể nấu nhiều loại rau khác nhau. Thường xuyên dùng bí đỏ, cà rốt, củ cải, để nấu trong các món "củ hầm theo kiểu NISHIME" ,  món "rau nấu theo kiểu NISHIME", hoặc món "phổ tai – bí đỏ -đậu đỏ". Tránh các loại rau âm tính như cà chua, khoai tây, cà tím, ớt ngọt màu xanh.
  • Ăn các loại đậu, các loại thực phẩm có đậu và các loại rong biển, theo hướng dẫn căn bản.
  • Tránh ăn trái cây, uống nước trái cây tối đa. Nếu thèm, hãy hấp chín, rắc thêm 1 chút muối và chỉ ăn 1 lượng nhỏ.
  • Hãy cẩn thận không nên ăn quá nhiều muối, bao gồm miso, nước tương và muối biển.
  • Có thể dùng 1 lượng dầu rất ít, đặc biệt là dầu mè đề nấu ăn
  • Các loại dùng như gia vị: muối mè đen (16 hoặc 18 phần mè, 1 phần muối biển), mơ muối, bột lá tía tô, tekka, rong nori xanh và một số thức khác.
  • Tránh đường & thức uống có đường, cola, cà phê, cồn, nước chưng cất (nước tinh khiết) càng nhiều càng tốt.
  • Sup miso
  • Có thể ăn cá thịt trắng có ít chất béo 1-2 lần mỗi tuần
  • Các chất ngọt như: siro đại mạch, siro gạo, rượu nếp (cơm rượu), trà ngọt AMACHA, hoặc rượu mirin có thể được dùng với lượng vừa phải. Các loại rau củ ngọt như bí đỏ, hành tây, cà rốt, bắp cải cung cấp vị ngọt tự nhiên.
  • Để nêm nếm, hãy dùng miso và nước tương lên men tự nhiên lâu hơn 2 năm, muối biển đã loại bỏ tạp chất ma nhê (muối nigari), rượu mirin, dấm gạo lứt, dấm mơ muối và gừng. Những gia vị có tính kích thích như mù tạt, tiêu, cà ri nên tránh tối đa.
  • Thức ăn, đặc biệt là cốc loại, phải được nhai thật kỹ (từ 50-100 lần trong miệng).

 5. Nếp sinh hoạt điều chỉnh như sau:

  • Đi ngủ sớm và dậy sớm
  • Hãy năng động cả về tinh thần thể xác
  • Mỗi ngày tập thể dụng nhẹ nhàng hoặc đi bộ ngoài trời trong nửa tiếng.
  • Cho đến khi tình trạng được cải thiện, bạn nên ăn 4 đến 5 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 2-3 bữa, nhưng phải ăn vào những giờ cố định.
  • Tránh môi trường nhân tạo (độc hại) như: đường dây điện cao thế, máy điều hòa không khí, thiếu  không khí, ẩm ướt hoặc độ ẩm cao và hóa chất (bao gồm cả mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ thể).
  • Hãy giữ cho không gian sống của bạn sạch và gọn gàng
  • Tránh những mối quan hệ căng thẳng.
  • Cố gắng tiếp xúc với thiên nhiên.
  • Sống đơn giản.
  • Dùng đồ lót, khăn trải giường, vỏ gối… bằng cotton.
  • Tránh dùng ti vi, máy vi tính, lò vi sóng, đèn huỳnh quang và các thiết bị điện phát ra từ trường mạnh khác.
  • Hát một bài hát vui hoặc ngâm nga thật lớn mỗi ngày

Những biện pháp trị liệu tại gia sau được khuyên áp dụng cho bệnh hạ đường huyết:

  • Uống nước rau ngọt, ít nhất mỗi lần 1 ly nhỏ mỗi sáng và mỗi tối, trong vòng 3 đến 4 tuần.
  • Nếu hệ tiêu hóa hoạt động chưa tốt, hãy uống 1 ly trà già(trà bancha 3 năm) –tương- mơ muối hoặc ăn 1 chén bột sắn dây- tương- mơ muối cách mỗi ngày trong 3 tuần.
  • Dùng bột sắn dây với mạch nha gạo hoặc mạch nha đại mạch khi chán nản, suy sụp, cáu kỉnh. Cũng có thể dùng 1 ly trà ngọt AMASAKE để thay thế.
  • Mát xa cơ thể mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu.
  • Làm ấm vùng tụy hoặc lòng bàn chân bằng 1 chai nước nóng khi cơ thể quá lạnh không ngủ được.

Lưu ý thêm:

  • Dùng 1 ly nhỏ bột sắn dây với mạch nha gạo hoặc mạch nha đại mạch trong vòng từ 5-10 ngày khi lượng đường trong máu hạ thấp do dùng quá nhiều hóa chất (ví dụ: insulin), thuốc chống ung thư hoặc hóa trị.
  • Các biện pháp đông y: châm cứu, uống thuốc bắc có thể giúp kiểm soát một vài triệu chứng của hạ đường huyết. Hãy đi khám ở một  thầy thuốc kinh nghiệm nếu thấy cần thiết.

Hạ đường huyết không phải là một chứng bệnh khó xử lý, bằng cách nghiên cứu và áp dụng thực dưỡng bạn có thể vượt qua chứng bệnh này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Hãy bắt đầu khi chưa quá muộn.

Tham Khảo

1) Nấu cơm gạo lứt ngon

Có ba kiểu nấu cơm gạo lứt ngon mềm. Một là nấu cơm gạo lứt (bình thường) bằng nồi cơm điện hay nồi áp suất. Chú ý ngâm gạo qua đêm sẽ mềm. Hai là nấu cơm gạo lứt mềm thì cho rong biển Kombu. Ba là kiểu nấu cơm gạo lứt với các loại đậu đổ để thêm giá trị dinh dưỡng (chất đạm thực vật) cho nồi cơm. Làm nồi cơm hấp dẫn về màu sắc và mùi vị.

Nhấn vào từng bài để đọc thêm hướng dẫn cách nấu chi tiết:

  1. Nấu cơm gạo lứt thường (ngâm kỹ gạo qua đêm khoảng 8h)
  2. Nấu cơm với có rong biển kombu
  3. Nấu cơm với các loại đậu đỗ

2) Súp miso

  1. Súp Miso
  2. Khám phá những lợi ích từ rong biển Wakame

2) Phổ bí đỗ

  1. Phổ bí đỗ tăng cường sinh lực cho người ăn kiêng
  2. Cách chế biến xích tiểu đậu

Dịch từ  The Macrobiotic Path To Total Health  - Michio Kushi and Alex Jack

 

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi quản nàng này còn khổ hơn chăn trâu

 
Khóa học: Nấu ăn Thực Dưỡng cho Gia Đình
0 người đã mua
1.800.000 đ
để đặt mua
Thực dưỡng cho bệnh tiểu đường - MacDiabete
0 người đã mua
580.000 đ
để đặt mua
Thực dưỡng cho xương khớp - MacFlex
0 người đã mua
500.000 đ
để đặt mua
Trà củ sen
0 người đã mua
70.000 đ 200 gram
để đặt mua
Khóa học: Nấu ăn thực dưỡng gia đình (Online)
0 người đã mua
490.000 đ 1
để đặt mua
Nhiều người xem