Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Hồi niệm hương vị quá khứ với những quán cà phê cổ ở Hà Nội
2.841 người đã xem · Bình luận ·

Hồi niệm hương vị quá khứ với những quán cà phê cổ ở Hà Nội

Văn hóa uống cà phê Hà Nội có chăng còn có thể hồi niệm lại qua những quán cà phê cổ
NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Cà phê Giảng

Dù không hoàn toàn chắc chắn, nhưng có vẻ quán cà phê cổ này là nơi khai sinh ra cà phê trứng – thức đồ uống béo ngậy, đậm đà yêu thích của không ít người Hà Nội.

Cà phê Giảng ngày còn ở Hàng Gai

Cà phê Giảng gốc nằm ở số Cầu Gỗ, ra đời từ khoảng năm 1946 do chính cụ Nguyễn Văn Giảng, người từng là nhân viên pha chế ở khách sạn Metropole thời Pháp thuộc mở. Sau cải cách 1955, quán chuyển về Hàng Gai nhưng ngày nay được tách làm hai, một nằm trên đường Yên Phụ, một ở Nguyễn Hữu Huân. Hai quán do hai anh em con cụ Giảng mở ra nên có thể coi có đó đều là “Giảng” chuẩn.

Cà phê trứng tại quán Giảng

Cà phê trứng ở hai quán tuy giống tên nhưng có cách pha chế khác nhau, hương vị vì vậy cũng khác nhau khá nhiều. Tuy vậy, nhìn chung, cà phê trứng của hai quán Giảng đều có vị đậm đà, kết hợp vị ngòn ngọt, beo béo của trứng với vị đắng vốn có của cà phê. Hai vị đối lập ấy trung hòa lại với nhau, tạo nên vị dịu dàng không thể lẫn của cà phê trứng quán Giảng.

2. Cà phê Lâm

Cà phê Lâm ra đời năm 1952 ở vườn hoa Chí Linh, cũng giống như cà phê Giảng, tên quán lấy từ tên chủ nhân đầu tên là cụ Nguyễn Văn Lâm. Từ những ngày đầu mở quán, Lâm đã là điểm đến ưa thích của giới công chức, các văn nghệ sĩ. Đến năm 1955, quán chuyển về Tông Đản rồi từ năm 1960, quán chính thực tọa tại Nguyễn Hữu Huân như bây giờ.

Cà phê Lâm đậm đà, vị “sắc” và “khét” nhưng đủ tầm, rất ngọt, rất say

Quán nhỏ đơn sơ, giản dị giữa lòng phố. Người ta yêu Lâm bởi hương vị quyến rũ đặc trưng chỉ riêng quán nhỏ này mới có, đó là thứ cà phê đậm đà, vị “sắc” và “khét” nhưng đủ tầm, rất ngọt, rất say. Hơn 60 năm qua, công thức rang xay cà phê mộc 100% ấy được truyền qua bao thế hệ, khiến hương vị cà phê ở Lâm không-thể-cũ, khó để quên.

Quán còn nổi tiếng bởi những bức tranh tại đây

Nhưng đó chưa là tất cả, quán cổ còn nổi tiếng bởi tranh. Tại đây trưng bày rất nhiều bức tranh sinh động về con người và phố phường Hà Nội, những bức chân dung tự hoạ kèm bút tích, những bản thảo văn chương chép tay… mà tác giả là những tên tuổi từng làm xao xuyến tâm hồn bao thế hệ người Việt, như các danh hoạ Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Võ Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng; các nhạc sĩ nhà văn, nhà thơ: văn Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Hữu Loan, Phùng Quán…

3. Cà phê Nhĩ

Nằm trong “bộ tứ” nổi tiếng một thời “Nhân – Nhĩ – Dĩ – Giảng”, cà phê Nhĩ nằm lọt thỏm ở giữa phố Hàng Cá giáp ngay ngã tư Hàng Lược, Hàng Cá và Ngõ Gạch.

Cà phê Nhĩ từng được mệnh danh là Đệ Nhất cà phê Hà Nội

Không biển hiệu, cơi nới cũng vô cùng hạn chế nhưng quán cà phê từng được mệnh danh là Đệ Nhất cà phê Hà Nội không lúc nào ngớt khách. Cà phê được để trong các ấm tích bằng sứ, đong bằng các chén hạt mít con con, thêm đường hoặc sữa rồi đánh tung bọt lên bằng cây đánh trứng trước khi thả dăm viên đá vào. Cách rang xay đều rất công phu mang mùi thơm dễ chịu và cảm giác đê mê khi uống.

4. Cà phê Nhân

Cà phê Nhân đã ra đời và gắn bó với người Hà Nội từ năm 1946. Song đó không phải là tên hiệu của gia đình một cụ Nhân mở giữa lòng phố cổ Hà Nội như nhiều người vẫn lầm tưởng mà ở một vùng sơ tán của những người Hà Nội yêu nước. Cà phê Nhân chính là đứa con tinh thần của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Thi và cụ Trần Thị Thanh Kỳ.

Ông Nguyễn Văn Thi và bà Trần Thị Thanh Kỳ năm 1977

Ông Thi cùng hai người bạn là cụ Thế và cụ Nhân đã tự nghiên cứu công thức pha cà phê, từ khâu chọn nguyên liệu đếu rang, xay thủ công để cho ra đời một thương hiệu cà phê chung mà ba cụ đều thống nhất đặt tên là Nhân. Tuy do ba người sáng lập, nhưng chỉ có gia đình cụ Thi – Kỳ là người trực tiếp tìm tòi, chế biến và kinh doanh.

Cho tới thời điểm này, ở Hà Nội đã có gần một chục quán mang thương hiệu Cà phê Nhân do các con và cháu ông bà Thi Kỳ mở ở Hàng Hành, Láng Hạ, Nguyễn Thái Học, phố Đê La Thành…

5. Cà phê Năng

Tồn tại trên đất Hà Nội cũng khoảng 50 năm rồi nên nhắc đến cà phê Năng Hàng Bạc là người ta nghĩ đến ngay tách cà phê đậm đặc làm người uống phải choáng váng. Và cũng chính vì cái choáng váng đó, người ta đã “nghiện” cà phê ở đây lúc nào không biết. Nằm trong con phố cổ đông đúc, chật hẹp, đôi khi đến đây người ta còn thấy bất tiện bởi khó tìm được chỗ để xe nhưng không vì thế mà Năng vắng khách.

Dù sáng, trưa, chiều hay tối, quán cà phê này lúc nào cũng tấp nập. Hồi đầu, Năng chỉ có một địa chỉ duy nhất là ở Hàng Bạc nhưng đến giờ cũng phải có đến vài ba cái Năng mọc lên rồi, khang trang hơn, đẹp đẽ hơn.

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với Như Châu
Như Châu
Thực dưỡng không phải chỉ là ăn uống. Thực dưỡng là phương pháp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

 
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.806 người đã xem
Sự kỳ diệu của miso
45.447 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.184 người đã xem
Cám gạo rang - thanh lọc cơ thể
17.171 người đã xem