TÁC DỤNG
ƯU ĐIỂM
THÀNH PHẦN:
Dầu mè(dầu vừng) nguyên chất
CÁCH DÙNG
Dầu mè (dầu vừng) chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B… Một muỗng canh dầu vừng cung cấp khoảng 119 calo, 14g chất béo, 40,5mg omega-3 và 5,576 mg omega-6. Người ta thường dùng dầu vừng làm gia vị hoặc để nấu ăn. Khi thêm chút dầu vừng không chỉ giúp bạn tăng hương vị cho các món ăn, mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.
Dưới đây là một số lợi ích của dầu vừng:
1. Giàu chất chống oxy hóa: Dầu vừng hay hạt vừng đều rất giàu các chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể, biến chúng trở thành vô hại, không gây tổn thương đến các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và sự tấn công của các virus, vi khuẩn…
2. Chăm sóc da: Nếu da bạn bị khô hay có vài nếp nhăn, hãy thử thoa một ít dầu vừng. Vitamin E và vitamin B có trong dầu vừng không chỉ giúp làm giảm những tổn hại cho da, mà còn mang đến sức sống, sự trẻ trung, rạng rỡ cho làn da. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng mà sử dụng quá nhiều.
3. Giảm huyết áp: trong dầu vừng có chứa chất béo no không bão hòa (polyunsaturated), là loại chất béo đã được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp. Nhưng, cần lưu ý là dầu vừng thường chứa hàm lượng calo và chất béo cao, không nên dùng thường xuyên vì có thể làm bạn tăng cân.
4. Giảm cholesterol: Theo nghiên cứu của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, dầu vừng có khả năng giúp hạ thấp mức cholesterol.
5. Chống viêm nướu: Dầu vừng cũng có tác dụng phòng viêm nướu, viêm nha chu, cao răng. Kết quả nghiên cứu tại ĐH quốc tế Maharishi ở Iowa đã chứng minh dầu vừng có thể cắt giảm 85% vi khuẩn gây viêm nướu.
6. Giảm lượng đường huyết: Đường huyết tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ bệnh đái tháo đường. Vì thế, trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ thường khuyên cần hạn chế sử dụng mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu thực vật để thay thế như: dầu vừng, dầu nành… vì có chứa các axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Tạp chí Medicinal Foods trước đây cũng đăng tải một nghiên cứu thí nghiệm trên động vật cho thấy sự giảm bớt glucose trong máu ở những động vật bị đái tháo đường nhờ chúng được cho ăn dầu vừng.
7. Chữa cảm lạnh: Dầu vừng có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho, sổ mũi. Theo một số nghiên cứu, cách đơn giản là dùng một chút hương dầu vừng sẽ rất hiệu quả trong điều trị bệnh xoang và cảm lạnh. Phương pháp dân gian thì đơn giản chỉ lấy dầu vừng xoa lên ngực để giảm lạnh ngực và rửa sạch dầu sau khoảng nửa giờ.
8. Ngăn ngừa gàu: Xát một ít dầu vừng lên tóc và da đầu cũng giúp làm giảm bớt hoặc ngăn ngừa gàu bám trên da đầu.
9. Giảm nhiệt cơ thể: Tại Ấn Độ, nhiều người còn dùng dầu vừng massage cơ thể để giảm nóng. Dầu vừng có thể giúp giảm nhiệt trong cơ thể. Nếu cơ thể bạn đang bị nóng có thể xoa nhẹ một chút dầu mè.
10. Phòng cao huyết áp: Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Yale Journal of Biology cho thấy những người ăn dầu vừng một lần/ngày trong vòng 45 ngày không chỉ giảm được huyết áp mà còn hạn chế được lượng muối natri đưa vào cơ thể. Muối natri nhiều sẽ làm tăng việc giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất thẩm thấu trong máu, tăng khối lượng tuần hoàn đồng thời làm co cơ trơn thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp.