Vào những năm 1940, George Oshawa đã thiết kế nên Bảy cấp độ đánh giá nhằm phân loại mức độ phát triển óc phán đoán của một con người. Hệ thống này bao gồm:
Có một sự chênh lệch khá lớn giữa độ dài của mỗi cấp độ đánh giá. Các phản ứng
của cơ thể và cảm giác có thể thay đổi chỉ trong vòng vài giây và vài phút,
trong khi các cảm xúc lại thường kéo dài lâu hơn nhiều (thường là vài ngày),
còn những ảnh hưởng về mặt trí thức có thể tồn tại trong vài năm. Những quan niệm
và phong trào xã hội có thể được duy trì tới hàng trăm năm, trong khi thời gian
tồn tại của các trường phái tư tưởng, như tôn giáo, triết học hay các hệ tư tưởng
khác, có thể lên đến hàng ngàn năm. Với cấp độ đánh giá tối thượng – toàn thể
thì các giới hạn về thời gian và không gian không còn nữa – bởi mức độ ảnh hưởng
nó là phổ quát và bất tận.
Một trong những mục tiêu cao quý của việc thực hành thực dưỡng là giúp bạn
nâng cao dần óc phán đoán của bản thân. Bước nền tảng đầu tiên của quá trình này là làm
cho cơ thể trở nên khỏe mạnh và tâm trí trở nên sáng suốt. Sau đó, bạn có thể
tiến đến những cấp độ đánh giá cao hơn, đó là áp dụng các nguyên tắc thực dưỡng
vào cuộc sống hàng ngày, cũng như khám phá ra những cách nhẹ nhàng để hợp nhất
những mặt đối lập và tìm ra cho mình sự cân bằng.
Khi chúng ta khỏe mạnh, đồng thời thiết lập được một sự nhạy cảm đáng tin cậy
và hiểu được cách thức kiểm soát sức khỏe, chúng ta có thể thoải mái ăn bất kì
thứ gì, thích nghi được với mọi hoàn cảnh và ăn một cách tỉnh thức với một niềm
vui làm chúng ta thấy hài lòng ở mọi cấp độ. Trên nền tảng về kiến thức, môi
trường, nhân cách, giáo dục, động lực và những nhu cầu ngắn hạn, chúng ta sử dụng
rất nhiều cấp độ phán đoán trong một ngày. Phần tiếp theo đây sẽ giúp bạn tìm
hiểu sâu hơn về những cấp phán đoán này.
Trí phán đoán máy móc theo
phán ứng hay phản xạ
Trí phán đoán máy móc bao gồm việc ăn một cách máy móc, bốc đồng hay vô thức.
Bạn chạy ngay đến tủ lạnh sau khi về đến nhà, ăn bất kì thứ gì tìm thấy để giảm
cơn thèm ăn, hay ăn vào những giờ đã được quy định (ngay cả khi bạn không thấy
đói) chỉ bởi vì “đã đến giờ ăn”, là những ví dụ của việc ăn theo phản xạ. Trí
phán đoán này xuất hiện ngay khi bạn mới chào đời. Trẻ sơ sinh phản hồi một
cách tự động với những kích thích bên ngoài như cơn đói, lạnh, nóng, v.v...
Ngay cả người lớn đôi khi cũng có những phản hồi một cách bốc đồng như vậy, ví
dụ như chúng ta ăn bất kể thứ gì chúng ta có thể động tay vào khi thấy đói mà
chưa kịp chuẩn bị đồ ăn.
Trí phán đoán theo cảm giác
Phán đoán theo cảm giác bao gồm những nhận thức về màu sắc, mùi, vị, xúc chạm
và âm thanh. Chúng bắt đầu phát triển
trong tuần đầu tiên sau khi chúng ta chào đời. Khía cạnh “cảm giác” của việc ăn
thể hiện ở việc kích thích tâm lý thèm ăn bằng cách đa dạng hóa mùi vị của các
loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn (mặn, chua, ngọt, đắng, cay); tận dụng các
màu sắc khác nhau trên một đĩa thức ăn để thể hiện sự đầy đủ của các chất dinh
dưỡng thực vật, ý thức về các kết cấu chính (loãng, rắn, giòn, mịn, dẻo) và
trình bày món ăn cầu kì.
Trí phán đoán theo cảm xúc
Phán đoán theo cảm xúc bắt nguồn từ những mối gắn kết về mặt cảm xúc với một số loại thức ăn hoặt thói quen nhất định. Khoảng 1 tháng sau khi chào đời, các đánh giá theo cảm xúc bắt đầu được hình thành khi những tính cách của chúng bắt đầu được bộc lộ, thể hiện ở những phản ứng của chúng ta với các loại cảm giác, ở sự phân biệt giữa những thứ chúng ta thích và không thích, v.v... Khía cạnh “cảm xúc” của việc thể hiện ở những tình cảm khi nấu ăn cho người khác, khi tạo ra những vị mới và khi tìm thấy sự thoải mái trong việc sử dụng những nguyên liệu lành mạnh hơn để nấu lại những món ăn yêu thích.
Trí phán đoán theo tri thức
Phán đoán theo tri thức bị chi phối bởi những khái niệm và học thuyết cùng
những bằng chứng khoa học về dinh dưỡng. Trong các buổi diễn thuyết của mình,
tôi thường nhấn mạnh đến các tri thức ẩn đằng sau phương pháp ăn này đối những
khán giả có xu hướng thích “phán đoán theo tri thức”, như cách để giảm lượng
axit dư thừa trong chế độ ăn cũng như cải thiện khả năng tiêu hóa, đồng hóa và
hấp thu các vitamin và khoáng chất, giá trị của việc thêm một lượng nhỏ thực phẩm
lên men vào chế độ ăn hằng ngày để bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột
và để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Tất cả những điều này đều là những
quan điểm mang tính tri thức.
Trí phán đoán theo xã hội
Phán đoán theo xã hội được bắt nguồn từ các khía cạnh xã hội của việc ăn
theo tính kinh tế, các quy tắc đạo đức, yếu tố gia đình, chính trị, v.v.. Tác động
xã hội của việc ăn là nhận thức về các yếu tố sinh thái và giảm chất thải trong
nuôi trồng, tìm kiếm nguồn thực phẩm gần khu vực sinh sống, ủng hộ cho các nông
dân địa phương, không dùng các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ gây ô nhiễm
môi trường, cũng như cân nhắc đến việc ngũ cốc, đậu và rau có thể làm giảm đáng
kể chi phí cho thực phẩm.
Đến năm 6 tuổi, trẻ em bắt đầu có phản ứng với các mẫu hành vi xã hội. Chúng
thích làm theo bạn và tuân theo các mẫu hành vi xã hội. Ở cấp độ này, chúng đã
có thể phân biệt được đúng và sai, phù hợp hay không phù hợp, linh hoạt và cứng
nhắc.
Trí phán đoán theo triết học
Phán đoán theo triết học bị chi phối bởi các ý thức hệ như các học thuyết,
chủ nghĩa, phong tục, tôn giáo, truyền thống hay tập quán. Cấp độ phán đoán này
được dựa trên cơ sở những kinh nghiệm và thách thức trong quá trình phát triển,
những thành công và những thất bại của chúng ta, trong đó nhận thức của chúng
ta sẽ được phát triển thiên về chiều hướng tới một quan điểm triết học. Chúng
ta bắt đầu đặt ra những câu hỏi về cuộc sống, cũng như tìm kiếm những ý nghĩa
sâu xa hơn và mang tính cá nhân nhiều hơn. Tất cả những phong tục tôn giáo và
trường phái tâm linh đều được bắt đầu ở cấp độ này. Tuy nhiên, trong cấp độ này
vẫn tồn tại một quan điểm nhị nguyên (đối lập), như sự phân định giữa tốt và xấu,
công bằng và bất công, tiêu cực và tích cực, bạn và thù, v.v
Trí phán đoán tối thượng – bao
trùm
Trí phán đoán này còn gọi là trí phán đoán tối cao, ôm trọn, bao trùm tất cả là cấp độ đánh giá bằng tình yêu rộng lớn cùng sự tư do tuyệt đối mà ở đó chúng ta hoàn toàn thoải mái, cảm thông, ôm trọn tất cả. Ở cấp độ này chúng ta có thể tự do để cho nhu cầu dẫn dắt bản thân tận hưởng ở từng cấp độ đánh giá. Vì thế, bất kể thứ gì chúng ta ăn, chúng ta cũng đều ăn với một niềm vui và niềm biết ơn to lớn mà không hề cảm thấy sợ hãi
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều vấn đề khiến cho não bộ và khả năng trí nhớ bị suy giảm. Nguyên nhân đầu tiên là do chúng ta sử dụng quá nhiều thực phẩm âm, như đường, sữa, đồ ngọt,... ăn nhiều các loại hoa quả trái cây trái vụ hoặc nhập khẩu. Đặc biệt là các loại đồ nước ngọt, đóng chai làm giảm khả năng của não bộ một cách nhanh chóng. Để có thể cải thiện vấn đề này, chúng ta cần quay lại với chế độ ăn nhiều ngũ cốc toàn phần, sử dụng các món ăn tự nhiên, ít dầu mỡ.
Để trải nghiệm tác dụng của việc ăn chế độ thực dưỡng cải thiện sức khỏe và trí nhớ. Chúng ta nên thực hành việc thanh lọc cơ thể theo tháng hoặc theo quý. Tìm hiểu chi tiết về chương trình thanh lọc cơ thể