Một khái niệm của từ Đông y, sức mạnh của con số 5 (ngũ hành), sẽ giúp cho việc chuẩn bị thức ăn hằng ngày được đa dạng, cân bằng và ngon miệng. Trong thực dưỡng, thức ăn có năm yếu tố, mỗi yếu tố lại có năm loại, cụ thể như sau:
Hương
vị, màu sắc và kết cấu khác nhau làm tăng cảm giác mới lạ, phong phú, khiến cho
thực phẩm trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Cuối cùng, có thể bạn sẽ thích các hương
vị đơn giản hơn là không cần thiết phải thêm gia vị vào mọi thứ bạn ăn, nhưng với
những dịp nhất định, các món ăn chữa bệnh, các bữa ăn giới thiệu, v.v.. thì
danh sách năm yếu tố có thể chứng tỏ là vô giá.
Hãy đảm bảo rằng bữa ăn của bạn đa dạng các kết cấu, màu sắc, hương vị và kiểu nấu. Thông thường, hương vị người ta nhớ nhất khi chuyển sang chế độ ăn ngũ cốc và thực vật là giòn. Hãy nghĩ tới món bánh mỳ giòn ăn với súp! Các mẩu bánh mỳ nhỏ trong một bát súp tạo ra một sự tương phản về kết cấu, giống như món ngũ cốc đóng hộp ăn với sữa quen thuộc trong các bữa sáng. Các thái cực trong kết cấu có thể làm bạn rất thỏa mãn.
Hãy
suy nghĩ về điều này: Cái gì thực sự làm cho món cá ăn với khoai tây chiên hấp
dẫn hầu hết mọi người? Đó là những thứ người ta bày lên trên! Chúng có thể bao
gồm muối (do hương vị rõ ràng của nó), sốt cà chua (ngọt), giấm (chua), một
chút gia vị cay và xà lách trộn (do vị mát giúp cân bằng vị cay).
Sự
kết hợp giữa súp và bột yến mạch thì sao? Vâng, một lựa chọn tồi. Đó không phải
là một sự kết hợp hấp dẫn, bởi vì kết cấu của chúng tương tự nhau. Tuy nhiên,
súp và bánh mì lại như mặt âm và mặt dương của kết cấu vậy: một thứ khô, một thứ
lỏng. Một sự liên kết hoàn hảo. Sauk hi ăn gạo lứt được nấu chin bằng nồi với
rau củ hấp trong vài ngày, bạn sẽ thèm một miếng bánh mì đến chết nếu bạn là
người mới ăn thực phẩm toàn phần. Đó không phải là bạn đang thèm bánh mỳ mà là
bạn đang thèm những kết cấu khác mà chúng ta đã ăn quá quen
Bảng sau liệt kê một số ví dụ về các hương vị độc đáo có thể được thêm vào các loại
thực phẩm khác nhau. Mặc dù hầu hết các loại thực phẩm đều có những thành phần
của mỗi hương vị, chúng ta phân loại thực phẩm theo hương vị chủ đạo của nó
Đắng |
Mặn |
Ngọt |
Chua |
Cay |
Cải xoăn |
Muối biển |
Ngô |
Chanh Tây |
Gừng |
Cải búp |
Rong biển |
Cà rốt |
Chanh ta |
Tỏi |
Cải lông |
Miso |
Bí |
Sauerkruat |
Hành tây sống |
Mùi tây |
Muối vừng |
Khoai Lang |
Mơ Umeboshi |
Củ cải trắng |
Rau cúc đắng |
Mơ umeboshi |
Củ cải vàng |
Món ăn lên men |
Củ cải đỏ |
Cần tây |
Dưa muối (mặn) |
Trái cây |
Me |
Dưa muối (cay) |
Cải bẹ xanh |
|
Hành tây nấu
chin |
|
Wasabi |
Đồ uống từ ngũ cốc |
|
Ngũ cốc nấu chín |
|
Gia vị |
Lá nguyệt quế |
|
Cải bắp nấu chin |
|
Hạt tiêu Jamaica |
|
|
Quế |
|
|
Màu sắc đem lại cho chúng ta tâm lý thèm ăn. Nếu thức ăn trông bắt mắt trên đĩa, thì cơn thèm ăn nhiều khả năng sẽ được kích thích. Nhưng từ quan điểm thị giác, một cái bát màu nâu đơn giản, bên trong đựng đậu lăng cũng đơn giản không kém, không được hấp dẫn cho lắm. Nhưng vẫn còn hy vọng! Hãy đổi sang một cái bát có màu tương phản, trang trí thêm mùi tây và một ít cà rốt bào sợi… và đây rồi! Bạn đã làm nó đẹp lên và trông ngon miệng hơn. Kiểu thay đổi này có thể tạo sự khác biệt lớn cho người nào lần đầu tiên thử ăn ngũ cốc và rau củ. Hãy suy nghĩ trực quan
Tìm hiểu:
1) Khóa học Học thực dưỡng căn bản online
2) Nấu ăn thực dưỡng cho gia đình
3) Trải nghiệm 10 ngày thanh lọc cơ thể theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa