Cây tía tô họ bạc hà, thân mọc phát triển rất nhanh. Với màu, mùi và màu phát triển cho chúng ta biết nó là loại cây âm. Từ lâu, lá tía tô được dùng trong chế biến mơ muối. Ngoài việc tạo ra màu và mùi nó còn tác dụng bảo quản. Tía tô có chưa Aldehyt perilla, theo tài liệu dùng bảo quản thực phẩm tổng hợp rất tốt. Lá tía tô rất giàu diệp lục tố, vitamin A, B2, C, Calcium, chất sắc và phospho. Nó còn chứa axit lonoleic có khả năng phân hủy cholesterol
Tác dụng của lá tía tô
Làm dịu hệ thống thần kinh
Thông tiểu
Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt
Hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho
Nước ép tia tô sống hữu ích trong vài trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi(đặc biệt là Trichophytosis ở da đầu và râu)
Cách dùng lá tía tô
Lá tía tô tươi có thể dùng như sau, trộn hoặc để trang trí với sup miso. Ngâm lá tía tô để thêm vào lúc nấu cơm, nó làm tăng sự ngon miệng của bạn.
Tía tô làm gia vị: Nướng lá tía tô với mơ muối cho khô lại và xay chúng thành bột. Loại gia vị này trường dùng để trộn với rong biển làm món rong biển tía tô hoặc co vào cơm vắt.
Luộc tía tô lấy nước vắt chanh hoặc cho sấu vào. Dùng như nước luộc và có thể ăn cả xác
Các bài thuốc từ lá tía tô
Chữa cảm mạo: giải cảm lạnh
Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.
Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy vung kín và khi xông mở vung. Cần chú ý kẻo bỏng và chỉ xông cho người lớn ngồi vững trong chăn. Rất thận trọng với người già gầy yếu và trẻ em.
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Có cho trứng vào hay không hiện nay còn 2 ý kiến trái ngược nhau có và không. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
Bài thuốc sắc uống
Có thai bị cảm mạo: Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).
Cảm mạo: Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng.
Chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở
Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.
Rối loạn tiêu hóa
Ngộ độc thức ăn: Đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thức ăn như cua, cá.
Lá tía tô đủ dùng, giã lấy nước cốt để uống: Nếu có ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa sát.
Lời khuyên: Ăn các loại thủy hải sản tanh lạnh đều nên kèm rau thơm gia vị lá tía tô tươi. Nhưng lưu ý có kinh nghiệm không ăn lá tía tô với cá chép vì có thể sinh nhọt.
Táo bón người già suy nhược: Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín. Hoặc hạt tía tô, hạt vừng đều 10g, giã nhuyễn cho nước lấy nước nấu cháo, bài này được dùng cả khi táo bón do ung thư ruột.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống