TIÊU THỤ NHIỀU ĐẠM ĐỘNG VẬT, TRẺ DẬY THÌ SỚM HƠN
Bắt đầu dậy thì sớm đang được xem là yếu tố gây ra rủi ro cho nhiều bệnh tật trong giai đoạn còn nhỏ, bao gồm những bệnh ung thư liên quan đến hormon, tuổi thọ ngắn, hội chứng rối loạnchuyển hoá, bệnh tim mạch.
Quan niệm thông thường cho rằng trẻ em bắt đầu dậy thì sớm bởi vì trẻ đang dần béo hơn, đặc biệt là ở Mỹ. Tuổi bắt đầu dậy thì của trẻ em Mỹ và Châu Á đang giảm dần. Tuy nhiên trẻ em châu u cũng đang béo hơn nhưng vẫn chưa ghi nhận thấy độ tuổi dậy thì giảm. Vì vậy có thể nguyên nhân độ tuổi dậy thì giảm ít là do số lượng và chủng loại thực phẩm trẻ ăn vào.
Tiêu thụ đạm động vật trong chế độ ăn uống được xem là nguyên nhân khiến cho trẻ dậy thì sớm hơn. Mỗi 1 gram đạm động vật được hấp thụ vào cơ thể hàng ngày được ví như bằng trọng lượng của một chiếc kẹp giấy có liên quan đến sự gia tăng 17% nguy cơ của các bé gái bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm hơn so với tuổi 12.
Tại sao lại có mối liên quan giữa đạm động vật và trẻ dậy thì sớm hơn? Chúng ta biết rằng thịt làm tăng nồng độ IGF -1 (yếu tố kích thích tăng trưởng) và dẫn đến dậy thì sớm. Nhưng có thể đạm động vật đa phần là những chất gây rối loạn nội tiết - chất được sản phẩm được hình thành trong chuỗi chuyển hoá thức ăn ở động vật.
Những báo cáo gần đây phát hiện mối liên quan mật thiết giữa ô nhiễm môi trường dẫn đến trưởng thành sớm về giới tính. Hơn 30 năm qua, ô nhiễm do công nghiệp hoá ở Mỹ đã tăng lên từ mức chưa phát hiện thấy (hay hiếm gặp) đến hầu hết mọi người đều bị nhiễm độc. Chúng tạo nên nhiều yếu tố bất lợi nhưng bất lợi nhất là rối loạn nội tiết tố tiềm tàng. Những bé gái với nồng độ các chất trên trong máu cao hơn 10 lần sẽ dậy thì sớm hơn. Những chất này được tìm thấy nhiều nhất ở cá,gia cầm và thịt. Với bất cứ lý do gì thì đạm động vật cũng có liên quan đến trẻ dậy thì sớm trong khi đạm thực vật mang lại kết quả ngược lại. Trẻ em tiêu thụ nhiều đạm thực vật sẽ bắt đầu dậy thì muộn hơn 7 tháng so với độ tuổi trung bình . Và những trẻ ăn nhiều đạm động vật có thể bắt đầu dậy thì sớm hơn 7 tháng so với độ tuổi trung bình.
Đậu nành được coi là thức ăn bảo vệ tốt nhất. Bé gái dùng nhiều isoflavone chứa phytonutrients có trong thức ăn từ đậu nành bắt đầu nở ngực muộn hơn 7- 8 tháng so với những đứa trẻ tiêu thụ ít các chất trên.
Yếu tố nào làm thay đổi ảnh hưởng đến tỉ lệ này? Lẽ dĩ nhiên dậy thì muộn thì cũng do chế độ ăn uống hợp lý. Bạn cũng nên biểt rằng tiêu thụ nhiều đạm thực vật và ít đạm động vật tác động đáng kể đển sức khoẻ cộng đồng. Dậy thì muộn hơn đồng nghĩa với giảm nguy cơ ung thư vú và tăng tuổi thọ. Do đó chậm lại tuổi bắt đầu dậy thì 7-8 tháng có ý nghĩa rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng đa dạng với nhiều rau và ít thịt hơn làm giảm 6% rủi ro ung thư vú và giảm tới 3% tổng số tử vong. Các bé gái có độ tuổi bắt đầu dậy thì sớm có liên quan đến việc tiêu thụ đạm động vật, có thể cũng là do nội tiết bị ảnh hưởng bởi những hoá chất độc hại có trong thịt. Nó không chỉ là vấn đề của bé gái. Các bé trai ăn nhiều thịt hơn trong giai đoạn ấu thơ cũng bị béo bụng và làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.
http://nutritionfacts.org/2013/08/15/why-are-children-starting-puberty-earlier/
Dịch video Protein, Pubert and Pollutants, tác giả Michael Greger, M.D
Chú giải :
Isoflavone: hợp chất tự nhiên có nhiều trong cây họ đậu có tác dụng như kích thích tố nữ ở động vật có vú. Một số isoflavone, trong isoflavone đậu nành đặc biệt, khi nghiên cứu trong các quần thể ăn protein đậu nành, đã chỉ ra rằng có một tỷ lệ thấp hơn của bệnh ung thư vú và ung thư phổ biến khác vì nó vai trò trong việc ảnh hưởng đến sự trao đổi chất hormone sinh dục và hoạt động sinh học thông qua các enzym trong tế bào, tổng hợp protein, hoạt động yếu tố tăng trưởng, sản sinh tế bào ác tính, biệt hoá và hình thành mạch máu.
Phytonutrients: Thảo dược, dinh dưỡng thực vật.