Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Bảy cánh cửa bản ngã đi vào
7.068 người đã xem · Bình luận ·

Bảy cánh cửa bản ngã đi vào

Cái tôi gây ra khốn khổ, khi bạn nhắm mắt lại chỉ nhìn vào hơi thở thì bạn sẽ nhận thấy cái tôi là không có đó. Hiểu cách thức bản ngã đi vào thì bạn sẽ có khả năng vượt qua nó.
NỘI DUNG CHI TIẾT

Bảy cánh cửa bản ngã đi vào

Cái tôi gây ra khốn khổ, khi bạn nhắm mắt lại chỉ nhìn vào hơi thở thì bạn sẽ nhận thấy cái tôi là không có đó. Hiểu cách thức bản ngã đi vào thì bạn sẽ có khả năng vượt qua nó. Hiểu rõ rằng bản ngã là cái một cái bóng thì nó bắt đầu biến mất.

Cánh cửa thứ nhất gọi là cái ta thân thể

Chúng ta không được sinh ra với một cảm giác về cái ta. Đứa trẻ trong bụng mẹ không có cảm giác về cái ta. Nó là một với người mẹ; nó hoàn toàn là một, được nối liền, được bắc cầu với người mẹ. Và người mẹ là toàn bộ sự tồn tại của nó, vũ trụ của nó. Nó không biết rằng nó là tách biệt. Sự tách biệt tới khi đứa con ra khỏi bụng mẹ, khi cây cầu của nó với người mẹ bị cắt đứt và đứa trẻ phải thở theo cách riêng của nó. Trong thực tế, việc thở không phải là cái gì đó mà đứa trẻ định làm. Làm sao nó làm được? Nó thậm chí còn chưa thể thở được, cho nên nó chưa có đó. Việc thở xảy ra. Không phải là đưa trẻ đang làm điều đó, đấy là việc xảy ra. Nó đi ra từ cái không: đứa trẻ bắt đầu thở. Những giây phút đó là rất, rất giá trị, chủ chốt, nguy hiểm. Bố mẹ, bác sĩ, y tá, những người coi sóc việc sinh tất cả đều trong chờ đợi lớn lao – liệu đứa trẻ có thở hay không.

Chúng ta không sinh với cảm giác về cái ta. Nó không phải là một phần thiên tư trong gen của chúng ta. Trẻ con không thể nào phân biệt được giữa cái ta và thế giới bao quanh nó. Cho dù khi đứa trẻ đã bắt đầu thở, thì cũng phải mất nhiều tháng để nó trở nên nhận biết rằng có một sự phân biệt giữa bên trong nó và bên ngoài nó. Dần dần, qua việc học tập phức tạp tăng dần và kinh nghiệm cảm nhận, một sự phân biệt mang máng đã phát triển giữa một cái gì đó ‘trong tôi’ và các cái khác ‘ngoài kia’.

Trong thực tế không có sự phân biệt giữa bên ngoài và bên trong. Bên trong là một phần của bên ngoài và bên ngoài là một phần của bên trong. Bầu trời bên trong ngôi nhà bạn và bầu trời bên ngoài ngôi nhà bạn không phải là hai bầu trời, bạn hãy nhớ; chúng là một bầu trời. Và như thế, đấy cũng là trường hợp với … bạn ở đó và tôi ở đây không phải là hai. Chúng ta là hai khía cạnh của cùng một năng lượng, hai mặt của cùng một tiền. Nhưng đứa trẻ bắt đầu học các con đường của bản ngã.

Cánh cửa thứ hai là tự đồng nhất

Đứa trẻ học tên nó, hiểu rằng cái phản xạ trong gương hàng ngày là về cùng một người như đã thấy hôm qua, và tin rằng cảm giác về tôi hay cái ta vẫn còn trong khuôn mặt của những kinh nghiệm thay đổi. Đứa trẻ cứ tiếp tục biết rằng mọi thứ đều thay đổi. Đôi khi nó đói, đôi khi nó không đói; đôi khi nó ngủ và đôi khi nó thức; và đôi khi nó giận giữ và đôi khi nó yêu thương – mọi thứ cứ thay đổi. Hôm nay trời đẹp, hôm khác trời sầm xì và ảm đạm. Nhưng nó đứng trước gương…

Bạn đã bao giờ quan sát một đứa nhỏ ngồi trước gương chưa? Nó cố gắng bắt lấy đứa bé bên trong gương bởi vì nó nghĩ đứa trẻ đấy ‘có đó bên ngoài’. Nếu nó không thể bắt lấy được thì nó đi vòng ra sau và nhìn sau gương – có thể có đứa trẻ trốn ở đây chăng? Nhưng dần dần nó bắt đầu nhận ra rằng chính nó là người được phản xạ. Và thế thì nó bắt đầu cảm thấy một loại liên tục: hôm qua cũng cùng khuôn mặt ấy, hôm nay cũng cùng khuôn mặt ấy trong gương. Khi trẻ con tìm kiếm lần đầu tiên trong gương thì chúng trở nên bị thôi miên với gương. Chúng không thể rời gương ra được. Chúng đi đi lại lại phòng ngủ để nhìn chúng là ai.

Mọi thứ cứ thay đổi mãi. Một thứ dường như không đổi: hình ảnh mình. Bản ngã có một cánh cửa khác mà từ đó nó đi vào: hình ảnh mình.

Cánh cửa thứ ba là lòng tự trọng

Điều này liên quan tới cảm giác tự hào của đứa trẻ xem như kết quả của việc tập làm một việc theo cách riêng của nó: làm, thám hiểm, chế tạo. Khi một đứa trẻ học bất kì cái gì – chẳng hạn nó học một từ, ‘bố’; thế thì nó cứ liên tục nói ‘bố’ ‘bố’, cả ngày. Không bỏ lỡ một cơ hội nào để dùng từ này. Khi đứa trẻ bắt đầu tập đi, nó thử đi cả ngày. Nó ngã lên ngã xuống, nó loạng quạng, nó bị đau, nhưng nó lại đứng dậy –bởi vì điều đó cho nó lòng tự hào: “Mình cũng có thể làm việc gì đó! Mình có thể bước! Mình có thể bước! Mình có thể mang các thứ từ đây sang kia!”

Đứa trẻ bắt đầu giết con vật. Một con kiến, và nó sẽ lập tức dẫm lên kiến và giết kiến. Nó có thể làm được cái gì đó! Nó thích thú với việc làm; nó có thể trở thành rất hủy diệt. Nếu nó thấy chiếc đồng hồ, thì nó sẽ mở ra – nó muốn biết cái gì bên trong. Nó trở thành nhà thám hiểm, một người điều tra.

Nó thích thú làm những thứ này bởi vì điều đó đem cho bản ngã của nó cánh cửa thứ ba: nó cảm thấy tự hào, nó có thể làm được. Nó có thể hát một bài hát, thế thì nó sẵn sàng hát bài hát đó cho bất kì ai. Nếu có khách nào tới thì nó cũng ở đó, chờ đợi để ai đó nêu ra một đề  nghị cho nó có thể hát bài hát ấy. Hay nó có thể nhảy múa, hay nó có thể làm trò bắt chước, hay điều gì đó! Dù điều đó là gì, nó muốn làm điều gì đó để chỉ ra rằng nó không chỉ là kẻ vô dụng, rằng nó có thể cũng làm được nữa. Việc làm này đem bản ngã vào.

Cánh cửa thứ tư là việc tự mở rộng, chiếm hữu, sở hữu

Đứa trẻ nói về cái nhà của cháu, bố cháu, mẹ cháu, trường cháu. Nó bắt đầu tăng lĩnh vực cái ‘của cháu’. ‘của cháu’ bắt đầu trở thành từ chính của nó. Nếu bạn lấy đồ chơi của nó – nó chẳng quan tâm nhiều lắm tới đồ chơi ấy; nó quan tâm nhiều tới, “đồ chơi này là của cháu, bác không được lấy nó!” bạn hãy nhớ, nó không quan tâm nhiều lắm tới đồ chơi đâu. Khi không ai quan tâm tới thì nó sẽ ném đồ chơi vào góc nhà và chạy ra ngoài chơi. Nhưng một khi ai đó muốn lấy đồ chơi, thì nó sẽ không muốn cho đi. Đấy là của nó – ‘của cháu’.

‘Của tôi’ làm nẩy sinh cảm giác về ‘tôi’; ‘tôi’ tạo ra cái ‘tôi’ Và bạn hãy nhớ, những cánh cửa này không chỉ là cho trẻ con thôi, chúng vẫn còn là con đường cho toàn bộ cuộc sống bạn. Khi bạn nói nhà tôi, thì bạn cũng mang tính trẻ con vậy. Trẻ con thường xuyên cãi nhau “Bố tao mới là người vĩ đại nhất trên thế giới!” Và các thầy tu cũng cứ đánh nhau như vậy “Khái niệm của tôi về Thượng đế là tốt nhất, mạnh mẽ nhất, thứ thiệt! Tất cả các cái khác chỉ là tàm tạm thôi.”

Cánh cửa thứ năm là tự hình dung 

Điều này nói tới cách thức trẻ con nhìn chính mình. Qua tương tác với bố mẹ, qua khen ngợi và trừng phạt, nó học việc tạo ra hình ảnh nào đó về chính mình: tốt hay xấu.

Trẻ con bao giờ cũng nhìn vào cách bố mẹ phản ứng lại nó. Nếu nó đang làm một điều nào đó, liệu họ khen ngợi hay trừng phạt? Nếu nó cảm thấy bị trừng phạt thì nó nghĩ, “Mình đã làm điều gì sai rồi. Mình xấu” Nếu nó làm điều gì đó tốt và được khen ngợi, thì nó nghĩ, “Mình tốt, mình được đánh giá tốt” Nó bắt đầu cố gắng làm ngày càng nhiều việc tốt, để nó được đánh giá tốt.

Đây là hai cách thức – cánh cửa là một: hoặc bạn khen ngợi nó và nó cảm thấy thoải mái là nó là một ai đó; hoặc nếu bạn không khen ngợi nó một cách dễ dàng thì nó nói “Được, thế thì cháu sẽ cho bác biết” Thế thì nó sẽ làm cho mọi người phải nhận thấy sự hiện diện của nó. Nó bắt đầu quậy phá mọi vật, nó sẽ bắt đầu hút thuốc, nó sẽ bắt đầu làm những điều mà bạn không thích.

Cánh cửa thứ sáu là cái ta như một lí lẽ.

Đưa trẻ học cách lập luận, logic, biện luận. Nó học cái nó có thể giải quyết vấn đề. Lí lẽ trở thành một sự hỗ trợ lớn cho cái ta của nó – đó là lí do tại sao người ta lại tranh luận.  Đó là lí do tại sao những người có giáo dục lại nghĩ rằng họ là ai đó. Vô giáo dục ư? – bạn cảm thấy hơi chút bối rối. Bạn có bằng cấp lớn – bạn là một tiến sĩ hay tiến sĩ văn chương – và bạn cứ trưng bầy, phô bầy cái bằng xác nhận của mình: bạn là người được huy chương vàng, bạn đứng đầu đại học, rồi thế này thế nọ. Tại sao? Vì bạn đang trưng bày rằng bạn đã trở thành một người có lí trí, có giáo dục tốt, được học trong những trường đại học tốt nhất, được học với những giáo sư giỏi nhất: “tôi có thể tranh luận giỏi hơn bất kì ai khác” Lập luận trở thành một chỗ dựa lớn.

Cánh cửa thứ bảy là cố gắng thích đáng, sống có mục tiêu, tham vọng trở thành: người ta là gì và là ai là thông qua việc người ta muốn trở thành cái gì và ai. Mối bận tâm về tương lai, mơ ước và các mục tiêu dài hạn xuất hiện – giai đoạn cuối của bản ngã. Thế thì người ta bắt đầu nghĩ về việc phải làm gì trong thế giới này để lưu lại dấu vết trong lịch sử, để lại dấu hiệu trên cát thời đại. Trở thành một thi sĩ ư? Trở thành một chính khách ư? Trở thành một mahatha (đạo sư) ư? Làm điều này hay điều nọ? Cuộc sống đang chạy hối hả, tuột qua nhanh chóng, và người ta phải làm điều gì đó, nếu không thì chẳng mấy chốc người ta sẽ trở thành khhoong và chẳng ai sẽ biết rằng bạn đã tồn tại. Người ta muốn trở thành Alexander hay một Napoleon. Nhiều kẻ giết người đã thú nhận trước tòa án rằng chúng không giết ai đó bởi vì chúng thích giết người đó, mà bởi vì chúng muốn tên tuổi chúng xuất hiện trên trang nhất của các báo.

Nếu bạn không thể trở thành nổi danh, thì bạn sẽ cố gắng trở thành khét tiếng. Nếu bạn không thể trở thành Mahatma Gandi, thì bạn sẽ thích trở thành Adolf Hitler – nhưng không ai muốn còn là không ai cả.

Nguồn: Tâm kinh - OSHO

 

Công dụng của gạo lứt
256.176 người đã xem
Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Thực dưỡng là gì
Như Châu
Thực tức là thật là đúng, dưỡng là chăm sóc. Thực dưỡng là chăm sóc đúng cách không làm bừa, chăm sóc thật sự chứ không qua loa.

 
Gạo lứt đỏ tươi
2.742 người đã mua
75.000 đ Bao 1,5 kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Gạo lứt đỏ nảy mầm rang ăn liền
1.107 người đã mua
40.000 đ Chai 300 g
để đặt mua
Trà gạo lứt đỏ
1.008 người đã mua
80.000 đ Túi 700g
để đặt mua
Sữa bột thảo mộc Kokkoh
810 người đã mua
180.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Bài viết mới
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.653 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.100 người đã xem
Tình yêu, tự do, một mình
5.304 người đã xem