Cách ăn số 7 còn gọi là TIẾT THỰC, có nghĩa là không ăn một thứ gì thêm, ngoài sự cần thiết cho sự sống là cốc loại, vì trong thời gian ăn theo phương thức số 7, ta sẽ hết tất cả các bệnh tật và có nhiều kỳ diệu. Nhưng cũng trong thời gian này, cả một sự thử thách lớn lao đối với người bệnh, nếu không có ĐỨC TIN và Ý CHÍ thì không thể nào gặt hái được kết quả tốt đẹp. Nhưng đã có được ĐỨC TIN và Ý CHÍ sắt đá ta sẽ thấy được nhiều sự kỳ diệu không ngờ được.
Theo Ohsawa, bệnh tật không phải ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể ta được, mà chúng phát sinh ra vì đã chất chứa những chất độc do ta đem vào từ nhiều tháng năm, do sự ăn uống sai phép, qua đó làm cho cơ thể chúng ta bị mất quân bình ÂM DƯƠNG. Chính vì sự mất quân bình ÂM DƯƠNG đó mà bệnh tật phát sinh.
“Lý thuyết không thực hành thì vô bổ
Thực hành mà không có lý thuyết thì hiểm nguy” Ohsawa
Muốn chữa bệnh tật, ta cần dinh dưỡng, thực phẩm tinh khiết, không bị nhiễm độc bởi phương pháp nhân tạo, không quá Âm hay quá Dương. Có như thế mới giữ cho cơ thể được quân bình Âm Dương và bệnh tật lẽ tự nhiên sẽ không có. Vì bệnh tật là do máu của chúng ta bị dơ bẩn bởi những thực phẩm nhân tạo đem lại. Muốn tránh bệnh tật, điều quan trọng là làm sao cho máu huyết của chúng ta được trong sạch, tinh khiết, không bị nhiễm độc, tất nhiên sẽ không có bệnh tật nào xâm nhập vào cơ thể ta được.
Muốn tạo cho cơ thể được quân bình Âm Dương, giải pháp tốt đẹp nhất là cách ăn số 7, nghĩa là 100% cốc loại (chỉ có gạo lứt với muối mè), uống ít nước, ngoài ra không ăn một thứ gì cả.
Ohsawa đã dạy: Cách ăn khôn ngoan nhất và dễ nhất là cách ăn số 7, cách ăn khó nhất là cách ăn có lẫn đồ ăn.
Khi bị bệnh, bất kể bệnh gì, muốn mau lành, điều trước tiên là nên nhịn đói một, hai ngày hay nhiều hơn tùy ý, nhưng vẫn làm như bình thường (tùy theo sức), để cho cơ thể bài tiết hết chất độc, rồi bắt đầu ăn. Ăn ít và nhai cho kỹ, nhai cho đến khi nào cảm thấy nhuyễn như hồ hãy nuốt, tối thiểu phải 100 lần nhai trở lên cho mỗi miếng cơm. Ohsawa thường nhai 200 lần mỗi miếng cơm.
Không nên ăn miếng quá to quá, vì như thế không thể nào nhai cho nhuyễn được, ta nên ăn bằng muỗng cà phê là tiện nhất. Vì cũng 100 lần nhai với muỗng cà phê thì nhuyễn, nhưng với muỗng to hơn thì sẽ không được nhuyễn bằng.
Nói tóm lại, càng nhai kỹ chừng nào càng tốt chừng ấy, bệnh tật mau lành hay không một phần là do sự nhai của ta vậy
Chú ý: Sau khi nhịn đói ta nên thận trọng, không nên ăn đồ ăn cứng ngay mà phải ăn lần lần, từ đồ ăn lỏng, mềm, rồi hãy đến đồ ăn cứng, nhưng lỏng hay cứng điều quan trọng là phải nhai cho thật kỹ.
Thánh Gandi đã nói: “Nhai đồ uống và uống đồ ăn”
Câu nói thật giản dị nhưng bào hàm một ý nghĩa rất sâu xa. Theo triết lý Cực Đông, các vĩ nhân nói rất ít, lại không có chứng minh, để người nghe cần phải nhiều lần suy luận và tự giải đáp lấy. Còn Triết lý Tây phương lại ưa nói nhiều và phải có chứng minh, đó cũng là sự khác biệt của nền triết lý Cực Đông và nền triết lý Tây phương vậy.
Cách ăn số 7 cho được lâu
Vì bỗng chốc ta thay đổi đột ngột cách sống theo khuôn khổ mới, khác với nếp sống thường ngày, do đó sự ăn uống cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và có ý chí sắt đá mới thâu hoạch được kết quả tốt đẹp. Ăn 100% gạo lứt muối mè mãi, sợ bước đầu quá khó ấy sẽ làm ta chán nản, bỏ dở, cho nên khi ăn số 7 muốn cho được lâu dài, ngoài muốn mè như thường lệ, quí vị có thể ăn thêm với miso – chiên dầu mè, Tamari, tương lâu năm, bơ mè, bánh đa thái lứt, bánh tráng lứt, gạo rang hay trộn một chút ít đậu đỏ (xích tiểu đậu) vào cơm cho lạ miệng và ngon ăn, nghĩa là không ngoài phạm vi cốc loại. Nên áp dụng được như vậy, chúng tôi tin chắc rằng có thể ăn số 7 rất lâu với sự thích thú mà không khó khăn gì cả.
Sự sút cân
Trong thời gian áp dụng cách ăn số 7 tuyệt đối, thế nào cũng có sự sút cân nhiều hay ít tùy theo thể chất của mỗi người. Quý vị cứ yên tâm: không sao cả, gầy ốm không thành vấn đề, miễn sao ta cảm thấy ăn biết ngon dù là thứ chỉ đơn sơ đạm bạc: ngủ ngon giấc không mơ mộng chiêm bao; làm việc từ khi thức dậy đến khi đi ngủ không biết mệt nhọc, đó mới là điều quan trọng
Như muông thú sống thiên nhiên ở trên rừng có bao giờ ta thấy chúng mệt mỏi ốm đau gì đâu
Với một thân xác to béo, hồng hào, đẹp đẽ bề ngoài, nhưng biết đâu bên trong lại chẳng đầy rẫy những bệnh tật đang ngấm ngầm phá hoại cơ thể ta, mà không sớm thì muộn sẽ xuất đầu lộ diện hành hạ ta đau khổ.
Sự phản ứng của 10 ngày đầu áp dụng
Chú ý: Trong khi ta ăn chữa bệnh, 10 ngày đầu nếu như thấy bệnh bộc phát hơn thường lệ, quý vị cứ yên tâm, như thế là ta áp dụng đã có hiệu quả và cứ yên tâm tiếp tục, bệnh sẽ giảm xuống và hết.
Phải ghi nhớ đến kinh nghiệm này: Trong khi cơ thể trục xuất các chất độc, các thứ thặng dư thì cơ thể phải vượt qua giai đoạn đau đớn, rất khổ sở và khó chịu.
Ohsawa nói: “Đó là lối giải phẫu không cần dao”
Vì trong 10 ngày đầu, mỗi ngày ta sẽ thay đổi được 1/10 lượng máu trong cơ thể, cứ như thế tiếp tục cho đến ngày thứ 10, số lượng máu trong cơ thể ta được biến đổi hoàn toàn.
Máu là nguồn sống của cơ thể nên khi bị thay đổi máu sẽ làm cho cơ thể bị những phản ứng, tùy theo mỗi người sự phản ứng có thể khác nhau. Tựu trung cũng không ngoài những phản ứng sau: làm cho mệt mỏi, bồn chồn hơn, bải hoải, nhức nhối, buồn ngủ, xây xẩm, lên cơn sốt, nóng lạnh, v.v…
Nhưng không sao cả, vì sau 10 ngày đầu thử thách quí vị sẽ thấy một chân trời mới đầy vui tươi, hạnh phúc và kỳ diệu đến với quí vị. Có thể nói rằng, sau một thời gian, từ thể chất đến tinh thần sẽ thay cũ đổi mới, tái tạo và chuyển biến mãi mãi cho đến khi nào nhận được ý nghĩa của tinh hoa sự sống, đó là Chân lý hay Đạo vậy. Trong 10 ngày đầu nếu bị táo bón không đi cầu, nên nhai kỹ độ 2 – 3 muỗng canh mè rang không muối, uống một vài cốc nước sôi âm ấm là đi cầu ngay.
Tự do vô biên, công bằng tuyệt đối, hạnh phúc vĩnh viễn
Ohsawa đã nói: “Trên đời này chẳng có sự hiện hữu nào là tốt hay xấu cả, mà chỉ có Âm và Dương. Bề mặt càng lớn bao nhiêu, thì có bề trái càng to bấy nhiêu,đó là định luật bất di bất dịch”
Ông thường nhắc đến: “Bệnh tật là ngưỡng cửa đưa đến sức khỏe. Bi kịch sẽ dẫn đến hài kịch, tai ương trở thành diễm phúc. Chữa cho thể xác chúng ta được lành mạnh, chiến thắng được bệnh tật đấy chẳng phải mục đích chủ yếu của chúng ta mà chỉ là các mục đích không đáng kể.
Điều đáng chú trọng là chúng ta làm thế nào cho suốt ngày từ sáng đến tối rồi từ tối đến sáng lúc nào cũng luôn luôn có được niềm vui tươi, được hạnh phúc, ung dung tự tại trong cảnh đời ta sống, những cảnh ấy nếu đem một triệu Mỹ kim, một thể xác to lớn vạm vỡ và một địa vị cao sang, so sánh chẳng có ý nghĩa gì, chỉ có cảnh đời thênh thang bát ngát về tinh thần mới là miên viễn”
Coi chừng người ta phản đối
Người ta sẽ nói:
Những người ta càng phải đối chê bai chừng nào chúng ta càng phải có đức tin và ý chí chừng ấy
Ý nghĩa của bữa ăn
Có nhiều vị cho rằng ăn cơm gạo lứt mất nhiều thì giờ và lắm công phu, còn phải nhai cho kỹ, như thế không có đủ thì giờ để ăn. Nhưng thử hỏi, đời sống của ta cái gì quan trọng nếu không phải là những bữa ăn?
Có ăn chúng ta mới duy trì được sự sống và chính nhân loại có tồn tại được cho đến ngày nay là nhờ ở sự ăn uống
Như vậy, trong đời sống, những bữa ăn là quan trọng, do đó dầu có khổ cực hay bận rộn cách mấy, đến bữa ăn chúng ta hãy dẹp bỏ tất cả và dành trọn vẹn cho bữa ăn; có như vậy cuộc sống của chúng ta mới gọi là sống, an như tự tại và đầy thi vị được.
Trích từ: Gạo lứt muối mè thực dụng, Tự ngừa và chữa bệnh không dùng thuốc theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa, Phùng Ngọc Châu, Phạm Thị Ngọc Trâm. (Biên soạn)
Đọc thêm
Nhai kỹ: Một thói quen giúp bạn khỏe mạnh và sáng tạo
Bảy giai đoạn của bệnh tật con người, cái nhìn từ triết học Viễn đông
Bảy nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng
GIỚI THIỆU VỀ GẠO LỨT ĐỎ NHƯ CHÂU