Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật
5.162 người đã xem · Bình luận ·

Phương pháp rèn luyện sức khỏe theo Phật pháp (Phần 1)

Để phát triển về tâm thức, tu tập, chứng ngộ, giải thoát thì đệ tử Phật cần phải chú ý đến việc rèn luyện thân thể. Vì thân thể là phương tiện quan trọng giúp đạt đến sự chứng ngộ của tâm. Với nhiều bậc chân tu thì việc ăn uống rất đạm bạc, tuy nhiên sức khỏe, tuổi thọ và niềm hạnh phúc rất lớn. Chúng ta với đầy đủ điều kiện ăn uống, điều kiện vật chất thì dường như bệnh tật nhiều hơn, đau khổ nhiều hơn và tuổi thọ giảm xuống. Vậy tìm hiểu những phương pháp rèn luyện thân để có một sức khỏe hoàn hảo mà không tốn kém rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay. Xin giới thiệu bài viết Phương Pháp Lọc Gió, trong tác phẩm Thân Lực Thể, tác giả Sa Môn Thích Thông Bửu.
NỘI DUNG CHI TIẾT

  • Phương pháp lọc gió
  • Phương pháp dưỡng bảy chất khí
  • Ít nói
  • Kiêng sắc dục
  • Luyện nước miếng
  • Không giận hờn
  • Ăn uống đúng cách
  • Không lo nghĩ

Phương pháp lọc gió

Gió ngoài trời và gió trong cơ thể của con người. Gió ngoài trời tạm gọi là không khí; gió trong cơ thể của con người tạm gọi là dưỡng khí hay sinh khí.

Vì sao gọi là sinh khí? Vì nếu cơ thể mất gió (mất hơi thở) là người chết.

Gió là lẽ sống, cho nên gọi là sinh khí (khí sống). Sinh khí nơi cơ thể con người chia ra thành bảy phần khí, thuộc bảy ngành khác nhau: Nội khí, Tinh khí, Huyết khí, Tạng khí, Can khí, Vị khí, Tâm khí.

Các phần khí nơi cơ thể con người, nếu cứ để mặc nó muốn sao cũng được, nghĩa là không tinh lọc nó, thì nó sẽ hỗn tạp, dễ tác hại cho cơ thể. Cũng ví như gió ngoài trời, nếu áp dụng vào thực dụng thì cũng cần phải qua sự tinh lọc, chuyển hóa thêm hoặc bớt. Chẳng hạn như, phải cất nhà, xây tường, làm cửa lớn, cửa nhỏ, đóng mở vào những lúc cần thiết, hoặc thêm bớt gió bằng cách chuyển quạt. v.v… Suy ngẫm việc quan trọng về cách sử dụng gió ngoài trời thế nào, thì việc tinh lọc gió trong cơ thể cũng vậy.

Phương pháp tinh lọc các nguyên tố, nhất là tinh lọc gió, không đơn giản, vì rất nhiều khúc mắc, đòi hỏi sự khổ luyện, sự thông minh, sự kiên nhẫn, phải điều thân, ngự ý, khiển hơi, chuyển thức…

Sơ khởi là tinh lọc bảy chất khí nơi cơ thể: Nội khí, Tinh khí, Huyết khí, Tạng khí, Can khí, Vị khí, Tâm khí.

Phương pháp tinh lọc bảy chất khí

  1. Dưỡng Nội khí: nói ít
  2. Dưỡng Tinh khí: Kiêng sắc dục
  3. Dưỡng Huyết khí: cữ cay, say, hăng
  4. Dưỡng Tạng khí: luyện nước miếng
  5. Dưỡng Can khí: không giận hờn
  6. Dưỡng Vị khí: ăn uống đúng cách
  7. Dưỡng Tâm khí: không lo nghĩ

Không trường dưỡng được bảy chất khí, thì không thể nào tu luyện các pháp khác, và nhất là không thể tu luyện phương pháp Lọc gió được

NÓI ÍT:

Nói ít khác với ít nói, lại càng khác với không nói. Phàm làm người, có ăn là phải có nói. Nhưng nói sao cho đúng, phương pháp và nói thế nào là không đúng phương pháp? Nếu cần phân tích thì phải có một khóa dạy riêng. Phạm vi bài này nhằm vào chủ đích: “Phương pháp lọc gió”, chúng ta chỉ cần bàn về hai chữ nói ít. Người cả đời không nói, đó là kẻ bệnh tật, người cả tháng không nói cũng chưa phải là người tốt (ngoại trừ nhập thất), người cả ngày chỉ nói vài tiếng, thì lại thuộc dạng ít nói, chứ không phải là “Đúng pháp nói”. Vì vậy, ta phải biết phân biệt giữa sự “ít nói” và “nói ít”. Nói ít là nói đúng cách, tức là nói tóm gọn những sự việc. Nói ít là nói những điều chính xác. Nói ít là nói những điều chơn chánh, ích lợi cho chính mình và người khác. Xin trích những bài thơ tuyển tập “Từng giọt Ma – Ni”:

NGHE NHIỀU NÓI ÍT:

Muốn khôn con phải biết nghe

Nghe thông, nghe giỏi và nghe thật nhiều

Nghe tròn hai chữ mến yêu

Và nghe thẩm thấu những điều trách con

Nghe  đất đá rõ vàng son

Nghe nhiều nói ít – dặn con ghi lòng.

Lắng nghe tròn đủ cảm thông

Con còn phải luyện nghe “Vòng” nghe “Ra”

Nghe âm thanh cả thiên hà

Nghe người nghe vật nghe hoa quê hiền

Nghe thông thế giới thần tiên

Nghe loài quỷ đói nơi miền âm cung

Lắng nghe lời kẻ khốn cùng

Và nghe gió thổi  chuyển rung nhạc trời

Nói ít, tròn lực con ơi!

Lớn khôn mới rõ những lời ta khuyên

Xưa nay Phật Thánh Thần Tiên

Nhiều nghe nói ít bậc hiền lưu danh

KIÊNG SẮC DỤC

Kiêng sắc dục để dưỡng tinh khí. Phần này sẽ giải thích rộng nơi bài “Bát quan trai giới”. Hôm nay nhấn mạnh một vài nét đại cương để có khái niệm. Người xuất gia, vì muốn đầy đủ tinh khí nên phải toàn đoạn dâm dục. Giới Phật tử tại gia, vì duyên trần ràng buộc, không giữ sự kiêng sắc dục được, nhưng muốn dưỡng tinh khí để tu luyện thì phải tiết dục.

Sự tiết dục, tuy không bằng đoạn dục, nhưng cũng giúp ích phần nào, khiến người tu học dưỡng được một phần tinh khí, hầu trường dưỡng cho sự thành tựu trong hành trình đến Bảo Sở.

Có người nói rằng: “Tu vốn ở cái tâm, đâu cần ở tướng”. Riêng đối với quan niệm này thì đành chịu thua. Đức Phật cũng đành phải chịu thua! Nếu không cần sự tướng thì Đức Phật không hề dạy giới cấm, trong đó có giới Dâm làm gì!

CỮ CAY, SAY, HĂNG:

Các chất làm cay, say, hăng nồng là những chất phá huyết. Sự bất đắc dĩ, vì cần phải dẫn máu lưu thông cho người có bệnh, nên thầy thuốc phải sử dụng một ít rượu thuốc cho chất say. Hoặc giữa tiệc vui thù tạc, cũng cần sử dụng một ít rượu, nhưng rượu nhẹ. Hoặc để miếng ăn cho thêm mùi vị, dễ tiêu, người nấu bếp phải gia thêm một ít chất cay nồng, như tiêu, ớt, tỏi, kiệu, hành,…

Sơ khởi là dể tăng thêm mùi vị, kích thích khẩu vị; nhưng dần dà ăn ngon, đâm ra ghiền. Mà khi đã ghiền thì lại gia tăng hàm lượng, và cứ thế tăng bội phát. Lúc bấy giờ nó không còn là thuốc, không còn là lịch sự, không còn là “khích lệ vị” nữa, mà nó lại biến thành chất độc. Nó có khả năng phá huyết khí nơi cơ thể con người.

Loài người cũng thuộc về loại động vật, nhưng có nhiều biệt tánh khác hẳn với các giống động vật khác, trong đó tốt rất nhiều, mà xấu không phải là không có. Nổi bật cái xấu nhất là cái “ghiền”. Những thứ bổ ích thì không ghiền, những điều hay lẽ phải thì không nghiền; trái lại, những thói hư, tật xấu, những chất nguy hại, thì lại dễ nghiền, dễ nhiễm.

Vì mục đích trưởng dưỡng huyết khí cho mọi người, nhất là hàng đệ tử, nên Đức Phật truyền dạy giới cấm uống rượu, cấm các chất cay, hăng; hàng Đệ tử tại gia thì kiêng bớt. Trong lễ truyền giới cho hàng tại gia, giới sư dặn hàng đệ tử tại gia không được ăn uống các chất cay, hăng, say như hẹ, hành, tỏi, nén, riềng, nhất là cấm không được say rượu.

Xem tiếp Phần II

http://gaolut.vn/yoga/phuong-phap-ren-luyen-suc-khoe-theo-phat-phap-phan-ii-1045.html

 

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Chất xơ
Như Châu
Chất xơ giúp Kích thích ruột co bóp, nhuận tràng.

Bạn có biết chất xơ trong Gạo lứt lớn hơn 3 lần so với gạo trắng ?

​Ăn một hạt bằng 3 hạt đó

 
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.478 người đã xem
10 tư thế yoga hữu ích nhất
45.765 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.030 người đã xem
Chào mặt trời
15.355 người đã xem