Các món cháo gạo lứt
Cháo gạo lứt
Thành phần: Gạo lứt, muối
Cho gạo lứt vào nồi áp suất, đặt chế độ hầm và nấu nhừ cháo trong 1 giờ.
Ăn cháo gạo lứt với muối vừng, miso hoặc củ cải muối; có thể thêm mùi và hành lá thái nhỏ
Cháo gạo lứt đậu đỗ
Thành phần:Gạo lứt,đậu đỗ (đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ gà, đỗ lăng), kê, nghệ, mơ muối (hoặc muối)
Cho gạo lứt, đỗ, kê, nghệ, mơ muối vào nồi áp suất ninh nhừ trong 1 giờ.
Ăn kèm với các gia vị sẵn có
Cháo bí đỏ:
Thành phần: Gạo lứt, bí đỏ, muối
Nấu cháo gạo lứt chín rồi cho bí đỏ gọt vỏ(hoặc để bí đỏ cả vỏ và hạt) vào nấu tiếp, thỉnh thoảng quấy đều.
Món cháo này rất tốt cho người bị mệt mỏi, suy nhược thần kinh, tiểu đường.
Cháo gạo lứt rau củ:
Thành phần: Gạo lứt, muối, cà rốt, củ cải trắng, poaro(tỏi tây hoặc hành tây), dầu vừng, miso
Xào dầu vừng với poaro(hoặc hành tây) thái lát, thêm củ cải và cà rốt hạt lựu trong vòng 10 phút, rưới miso pha loãng lên rau củ đậy vung thêm 10 phút.
Cháo gạo lứt nấu nhừ, cho rau củ xào vào trộn đều và đậy vung thêm khoãng 10 phút, Khi ăn nêm cháo với mùi hoặc rau thơm, nêm muối vừng hoặc Tamari.
Có thể rang gạo trước với tí dầu trước khi nấu, hoặc để rau củ tươi rồi cho luôn vào nồi cháo.
Cháo tán đặc biệt:
Lấy gạo lứt rang và vừng rang nấu cháo.
Rây qua rây để lấy được phần bột nhuyễn, (bỏ bã hoặc phơi bã gạo lứt rang vàng để làm cốm), pha thêm nước hoặc nấu sôi, ăn với muối vừng giã mịn hoặc tương Tamari, miso.
Món này rất tốt cho người bị mệt mỏi, chán ăn, suy nhược. không thể nhai hoặc là dùng sau khi nhịn ăn vài ngày. Có thể pha cháo tán với một ít bột sắn dây rồi quấy trong