Gạo lứt đỏ nảy mầm rang ăn liền Như Châu - Vua các loại gạo rang
Vừa là một món fastfood tiện dụng, giòn thơm, Gạo lứt đỏ rang còn bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, phòng loãng xương, viêm khớp, viêm thận, cholesterol... Đồng thời, gạo lứt rang ăn vặt hoặc thay bữa chính sẽ giúp giảm cân nhanh chóng, lấy lại vóc dáng thon thả mà vẫn tràn đầy năng lượng cho chị em. Thành phần vừng rang giúp bổ gan, bổ thận, tăng hồng cầu, trị táo bón, nhuận gan mật và lợi tiểu.
Gạo lứt đỏ được cấy trồng sạch trên ruộng Phú Xuyên, Hà Nội. Sau khi xát bỏ vỏ trấu, hạt gạo được ủ mầm 22 tiếng để kích thích các enzyme “sự sống” hoạt động. Hạt gạo nảy mầm giàu dinh dưỡng hơn gạo lứt thông thường, đặc biệt lysine và chất chống độc cho thận.
Về GẠO LỨT NẢY MẦM
Tiến sĩ Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa Sinh học và Kỹ thuật Sinh học tại Viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã phát biểu như sau trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.” "Mầm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lứt chưa ngâm nước".
Gạo lứt đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine (một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào), và chứa gấp mười lần chất gamma-aminobutyric acid (một acid tốt bảo vệ bộ thận).
Các nhà khoa học cũng tìm thấy trong mầm gạo lứt có chứa một enzyme ngăn chặn prolylendopeptidase (có từ tiếng Việt ko) và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.
Bên cạnh đó, gạo lứt nảy mầm còn đem lại vị ngọt tự nhiên khi các enzymes tác động với đường và đạm trong hạt gạo. Điều này không có ở gạo trắng.
Hạt nảy mầm đúng độ, sẽ được chuyển sang quy trình rang thủ công từng nắm nhỏ một cách công phu. Phải là rang trên bếp củi lửa to, hạt gạo mới có được mùi thơm cháy cạnh nức lòng, hòa cùng mùi ngậy của vừng rang giúp kích thích vị giác. Sau cùng, gạo rang được ủ trong một loại giấy đặc biệt để hạt gạo chin sâu vào lõi rồi mới được đóng chai, xuất xưởng.
Để ăn gạo lứt, cần chút nhâm nha tỉ mẩn, nhai kỹ từ 120 tới 200 lần, để hạt gạo thơm giòn phản ứng với dịch vị tạo thành vị ngọt tan ra trong miệng. Hoạt động này sẽ giúp tâm trí được nghỉ ngơi, giảm stress lại, cũng trợ giúp dạ dày trong việc hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng vốn rất đa dạng trong gạo lứt.