#1 Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phòng bệnh chỉ một đồng nhưng chữa bệnh thì cả gia tài. ở Việt Nam hiện nay chúng ta mới tập trung vào giải quyết bệnh, nhưng việc tuyên truyền về phòng bệnh còn hạn chế. Như vậy chúng ta có thể hiểu phòng bệnh là nhiệm vụ của bản thân, còn khi chữa bệnh chắc phải nhờ cậy bác sỹ. Bạn muốn phòng chủ động hay giao sinh mệnh mình cho bác sỹ? Sức khỏe là tài sản quí giá nhất, nếu bạn không bảo quản, chăm sóc nó thì chẳng ai quan tâm đến nó đâu
#2 Dinh dưỡng hơn thuốc thang
Ông tổ ngành y phương tây Hipocrat có nói "Dùng thức ăn thay thế thuốc, đừng dùng thuốc thay thế thức ăn"
Còn cụ Hải thượng Lãn Ông, ông tổ của y học cổ truyền Việt Nam có dạy "Vạn bệnh vào từ miệng"
Còn OHSAWA người sáng lập con đường thực dưỡng (macrobiotics) nói "Lấy nhà bếp thành phòng điều chế thuốc"
Khi ăn uống đúng cách, lựa chọn dinh dưỡng một cách không ngoan là chúng ta đang chủ động phòng bệnh và tăng cường hiệu quả. Bệnh tật là dấu hiệu của sự sai lầm, thiếu trí tuệ và những hành vi không đúng, khi phát hiện ra những dấu hiệu đó là lời cảnh báo, nhắc nhở để bạn quay về con đường sức khỏe toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
#3 Tự phát hiện thay vì dùng phương tiện chuẩn đoán
Phương pháp thực dưỡng nhấn mạnh đến việc tự phát hiện các triệu chứng, hiện tượng, biểu hiện có tiềm năng ẩn chứa các nguy cơ. Không ai hiểu bản thân bạn hơn chính mình. Các nhà thực dưỡng, thiền học, hay đạo học đều nhấn mạnh vào tiềm năng vô hạn của con người. Khuyến khích con người phát triển trực giác, trí tuệ phán đoán để tự đánh giá, nhận định về thể trạng của bản thân, để từ đó chủ động điều chỉnh khi còn sớm.
OHSAWA đã nói về 7 dấu hiệu của sức khỏe.
1) Không bao giờ cảm thấy mệt mỏi
2) Ăn biết ngon
3) Ngủ ngon giấc
4) Trí nhớ bền bỉ
5) Vẻ mặt vui tươi
6) Xét đoán và hành động nhanh lẹ
7) Kiến tánh (hiểu biết toàn diện về vũ trụ, con người hay còn gọi là giác ngộ)
Hay OSHSAWA còn viết cả một cuốn sách về cách xem tướng, cách để chuẩn đoán bệnh nhanh chóng thông quan sát trực tiếp.
#4 Tự giải quyết, bản thân là bác sỹ thay vì lệ thuộc bác sỹ bên ngoài
Bác sỹ được đào tạo ở Phương tây, hoặc theo ngành y sẽ được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, ví dụ như răng, mắt, tim mạch, .... một bác sỹ có trình độ chuyên môn cao nghĩa là họ phải thực hành và giỏi ở một lĩnh vực hẹp nào đó. Điều đó có nghĩa, họ ít có khả năng biết các lĩnh vực khác trong y khoa. Cho nên, không phải bác sỹ ngành y nào cũng có lời khuyên đúng về dinh dưỡng.
Rất nhiều chương trình quảng cáo mời các bác sỹ, chuyên gia nói về dinh dưỡng, sản phẩm này nọ, nhưng thực chất họ chưa chắc đã hiểu rõ về sản phẩm đó, nhiều khi còn chưa sử dụng bao giờ. Nên thay vì việc sử dụng bác sỹ bên ngoài, thực dưỡng khuyến khích sử dụng bác sỹ bản thân. Tự bản thân bạn có thể trang bị cho mình kiến thức về dinh dưỡng, học cách lựa chọn thực phẩm, chế biến, ăn sao cho hợp khẩu vị, cân bằng âm dương, đầy đủ dinh dưỡng.
Quan trọng nhất đó là tình thần chủ động, tự quan sát, tự điều chỉnh suy nghĩ, thói quen hành vi để tiến đến cuộc sống KHỎE MẠNH, AN LẠC, TRÍ TUỆ.
Tóm lại có 4 ưu điểm của THỰC DƯỠNG
1 ưu điểm nữa nhưng cũng là hạn chế
Để đi dược trên con đường THỰC DƯỠNG, GẠO LỨT MUỐI VỪNG, cần phải HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI, HỌC THẦY, HỌC BẠN, TRẢI NGHIỆM, THẤT BẠI, RỒI LẠI HỌC.
Hy vọng sau mỗi lần học như vậy bạn tự tìm ra được chân lý, tự mình chứng nghiệm được lý thuyết và đem lại lợi ích cho bản thân.
"Lý thuyết mà không có thực hành thì vô dụng Thực hành mà không có lý thuyết thì nguy hiểm"
Tìm hiểu sâu về nguyên lý âm dương
Khái niệm cơ bản và lợi ích thực dưỡng : Phần I
Khái niệm cơ bản và lợi ích thực dưỡng : Phần II
Hướng dẫn cần thiết khi áp dụng thực dưỡng dưỡng sinh