Thế nào là khỏe? Nhiều chương trình dinh dưỡng học của Mỹ, do trường đại học hàng đầu giảng dạy , không định nghĩa được thế nào là khỏe. Khi họ đặt vấn đề bữa ăn khỏe mạnh (healthy diet) những không chỉ ra tiêu chuẩn của sức khỏe. Dấu hiệu cụ thể và phản ánh chính xác sức khỏe bạn đang có là gì? Một cách đơn giản, trực quan, rõ ràng để có thể thẩm định được ngay mức độ sức khỏe.
Giáo sư OHSAWA đã đưa ra bảy tiêu chuẩn trong việc ước lượng về tình trạng hạnh phúc tức là sức khỏe về thân tâm của mỗi người. Thay vì, phải vào bệnh viện, chụp x quang hay làm cơ số xét nghiệm để chẩn đoán xem có khỏe không? Bạn có thể sử dụng ngay lập tức bảy tiêu chuẩn này. Không phải tất cả mọi người đều đồng tình, nhưng việc phán đoán nhanh sức khỏe của bản thân và tự mình kiểm nghiệm sẽ tốt hơn rất nhiều là bằng các xét nghiệm tốn kém, thỉnh thoảng làm.
1 – Không bao giờ thấy mệt nhọc (Ta có thể làm việc giờ này qua giờ khác không thấy mệt mỏi dù công việc có rắc rối đến đâu: 5 điểm). Tiêu chuẩn đầu tiên đó là sức lao động. Bạn làm việc được nhiều, liên tục mà vẫn cảm thấy thoải mái, không thấy buồn ngủ, mệt nhọc đó là dấu hiệu sức khỏe tốt. Ngược lại, nếu ngáp, ngủ gật, chán nản, không muốn động đậy chân tay thì đó là dấu hiệu rõ nhất về sức khỏe đang suy giảm. Bữa ăn sức khỏe là bữa ăn giúp bạn hưng phấn, làm việc tích cực. Bạn có thể tự đánh giá xem sau mỗi bữa ăn mình thích làm việc ngay hay chỉ muốn nghỉ, ngồi xem phim. Nếu sau bữa ăn bạn vẫn thích lau nhà, dọn dẹp hay làm việc thì đó là bữa ăn thúc đẩy và tốt cho sức khỏe.
2 – Ăn biết ngon (Ta có thể ăn bất cứ một bữa cơm thanh đạm nào một cách thích thú và biết ơn dù nó rất đạm bạc: 5 điểm) Ăn cảm thấy ngon miệng là thấy thích, thấy hứng thú khi ăn, cảm giác được mùi vị, khoái khấu ngay cả khi món ăn rất đạm bạc. Dù món ăn có là đơn sơ, đạm bạc nhưng nước bọt vẫn tiết ra đầy mồm, bạn vẫn cảm thấy vị ngọt, mùi thơm, hứng thú khi nhai và nuốt thức ăn.
3 – Ngủ ngon giấc (Ta có thể ngủ trong 3 phút lúc nào ta thích. Ta sẽ không mông mị và sẽ không bao giờ gặp ác mộng. Ngủ không trở trăn, không mơ, không ngáy, không thức dậy đi tiểu cho đến giờ định trước để dạy. Dậy đúng giờ nhất định vào giờ dụng ý, tươi tỉnh và vui vẻ. Một giấc ngủ từ 4 đến 6 giờ là đủ: 5 điểm)
4 – Trí nhớ bền bỉ (Ta không cần sổ tay để ghi nhớ những điều quan trọng: 10 điểm) Trí nhớ tốt là cách đo lường rất rõ về sức khỏe và tinh thần. Chúng ta nhớ được những việc đã lập kế hoạch, đã hẹn cũng thể hiện một phần sự sáng suốt, minh mẫn. Điều này có thể lý giải là cơ thể đủ năng lượng, các chức năng của não vẫn hoạt động một cách chơn tru nên việc nhớ không thành vấn đề.
5 – Vẻ mặt vui tươi (Ta không bao giờ cáu giận, công việc càng khó khăn ta càng vui vẻ hăng hái : 10 điểm) Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất về tình trạng sức khỏe. Bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra bộ mặt của người bị bệnh và một người đang khỏe mạnh và thành công.
6 – Xét đoán và hành động nhanh nhẹn và phong nhã : 10 điểm. Khả năng phán đoán, tư duy, suy nghĩ cũng phán ánh chi tiết tình trạng sức khỏe. Ngoài ra sự hành động, tác phong, thao tác, tốc độ xử lý công việc là biểu hiện cho sức khỏe và tinh thần.
7 – Kiến tánh : (Đến đây, con người vượt khỏi tương đối, vào bất nhị pháp môn, thể nhận được chân như bổn tánh, thấy được chỗ vạn pháp qui nhất, có nghĩa là ngộ đạo vậy: 55 điểm) Tiêu chuẩn thứ 7 thì khó để đạt được hay đánh giá. Bạn có thể hiểu là khi kiến tánh, nhìn thấy bản chất của cuộc sống, con người, vũ trụ thì người đó sẽ sống một cách trí tuệ và từ bi. Đạt được tiêu chuẩn này thì không còn gì để bàn.
Ba tiêu chi phản ánh sức khỏe về thân thể là : Không bao giờ biết mệt nhọc, Ăn biết ngon, Ngủ ngon giấc được thầy OHSAWA cho hệ số 5 điểm/ tiêu chí. Trong khi ba tiêu chí phản ánh sức khỏe về tâm: Trí nhớ bền bỉ, Vẻ mặt vui tươi, Xét đoán và hành động được cho hệ số 10 điểm. Điều này có nghĩa sức khỏe về tâm được chú trọng hơn về thân. Tuy nhiên phần thân là gốc của tâm, nếu thân không khỏe thì tâm cũng bị ảnh hưởng.
Ăn uống khỏe chính là tác động vào thân, tác động vào gốc giúp cá nhân có sức khỏe một cách toàn diện về cả vật lý lẫn tinh thần. Thay vì phải dùng các xét nghiệm y khoa tốn kém, phức tạp bạn có thể luôn chủ động chấm điểm để nhận định, theo dõi, đánh giá sức khỏe của mình hàng ngày theo các tiêu chí đã đưa ra.
Phần chữa bệnh (thân thể) chỉ là một phần rất nhỏ của phương pháp thực dưỡng. Mục đích của phương pháp nhắm đến là đạt đến trí tuệ tối hậu (kiến tánh) hay nói theo ngôn ngữ thực dưỡng là hiểu Trật Tự Vũ Trũ.
Dùng ăn uống là công cụ, phương tiện để tăng trưởng
1. Sức khỏe
2. Trí tuệ
3. Sự tự do
4. Hạnh phúc
Để bắt đầu hành trình trải nghiệm thực dưỡng, bạn cần có một số hiểu biết cơ bản, vì thực dưỡng là học ăn, gồm phần học và phần ăn. Học giúp hiểu để ăn tốt hơn, và ăn đúng làm tăng khả năng thông minh, trí phán đoán sẽ giúp càng hiểu rõ hơn về bản thân, xã hội, và vũ trụ.
Hãy bắt đầu với việc tìm hiểu và học về phương pháp thực dưỡng trước khi ung thư, tim mạch, tiểu đường... tìm đến.
10 Lời khuyên thực dưỡng giúp khỏe mạnh & Không bệnh tật
BÀI 1: SỨC KHỎE LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ
BÀI 8: TẠI SAO ĂN GẠO LỨT THAY GẠO XÁT TRẮNG
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG