ÂM DƯƠNG ỨNG DỤNG
Khi nào thì cơ thể Âm khi nào cơ thể Dương
Khi Dương thì phải làm sao?
Khi Âm thì phải thế nào?
Khi không biết Âm hay Dương thì ăn kiểu gì?
Có mấy yếu tố bạn nên để ý:
1. Sức khỏe hôm nay bạn thế nào, con bạn thế nào, bố mẹ bạn thế nào
2. Hôm nay thời tiết thế nào, mùa gì? Trời nóng hay lạnh, mưa hay nắng.
3. Bạn đang ở vùng nào, ở đây có loại thực phẩm gì vào mùa này
Đó là 3 câu hỏi cơ bản bạn cần để bắt đầu một chế độ ăn cân bằng Âm dương để khỏe mạnh.
Nếu sức khỏe bạn đang ở trạng thái Âm thì nên dùng thực phẩm Dương hoặc cân bằng âm dương để đối trị.
Nếu bạn đang khỏe mạnh và hơi Dương thì dùng thực phẩm Âm hơn hoặc cân bằng âm dương để đối trị. để đối trị
Thời tiết Âm thì dùng thực phẩm Dương để đối trị
Thời tiết Dương thì dùng thực phẩm Âm để đối trị
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Người có sức khỏe Dương là thế nào?
Người mang tính âm thường có mắt to, mí mắt bên trong màu hồng, màu môi nhạt, giọng cao, máu khó đông, bình tĩnh, chậm chạp, yếu đuối, dễ khóc, chậm chạp
Biểu hiện của thời điểm đó là trầm lặng, u ám, hoạt động chậm chạp, dễ cảm thấy đau, buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể thấp(người lạnh), nước tiểu màu nhạt, chất thải rã nát, tiêu chảy
Trái ngược với người mang tính dương thường có mắt nhỏ(híp), mí mắt bên trong màu đỏ, màu môi đậm, giọng thấp (trầm), máu dễ đông, nóng nảy, cứng rắn, mạnh mẽ, nhanh nhẹn.
Biểu hiện khỏe mạnh, tươi vui tràn đầy, Hoạt động nhanh,khó cảm thấy đau, Dù không ngủ vẫn thấy bình thường, nhiệt độ cơ thể cao(người nóng), nước tiểu đậm, chất thải rắn, táo bón
2. Thời tiết và mùa
Ngày mưa mang tính âm, ngày nắng mang tính dương.
Mùa đông khí hậu âm tính, mùa hè khí hậu dương tính thì những món ăn âm tính sẽ tốt hơn.
Ở Việt Nam, bạn sẽ thấy sự thay đổi về rau củ quả theo mùa, theo vùng.
Không nên quá xa rời NGUYÊN TẮC THÂN THỔ BẤT NHỊ, người ở đâu dùng thực phẩm ở đó, càng gần càng tốt, mùa nào dùng thức đó tránh các thực phẩm trái mùa.
Một số ngoại lệ sau: các nhóm thực phẩm như rong biển có thể dùng trong vùng sinh sống, ví dụ Đông Nam Á, châu Á vì được quan niệm là cùng vùng lãnh hải về đường biển.
Các nhóm thực phẩm khác có thể dùng để thay đổi khẩu vị nhưng không nên dùng quá thường xuyên trừ trường hợp không thể có thực phẩm thay thế.
Bạn có thể để ý mùa hè các loại rau lá mang tính Âm khá phát triển, mùa đông thì các loại củ phát triển.
Ở những vùng có khí hậu lạnh (âm) sinh ra các loại động vật và thực vật dương. Ngược lại, những nơi có khí hậu nóng (dương) lại sinh ra các loại âm.
THỰC PHẨM
Khi sức khỏe bạn đang bị có vấn đề tức là hoặc lệch ÂM hoặc lệch DƯƠNG thì bạn nên tránh các thực phẩm sau:
THỰC PHẨM NÊN TRÁNH
Tránh dùng tất cả các thực phẩm và các loại đồ uống âm tính cao như đường, socola, mật ong và các loại thực phẩm tạo ngọt khác; sữa, bơ, kem, kem lạnh và các loại thực phẩm từ sữa khác; gạo trắng, bột mỳ trắng và các loại ngũ cốc đã bị đánh bóng và tinh chế khác; trái cây ngọt và nước trái cây; thực phẩm nhiệt đới: cà chua, khoai tây, ớt, rau thơm và gia vị; cà phê, trà đen và các chất kích thích khác; rượu; thuốc gây nghiện và thuốc chữa bệnh.
Tránh tất cả các thực phẩm từ động vật có tính dương cao như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà, thịt gà tây, trứng, phô mai mặn, cá ngừ, cá hồi, sò và các loại thịt gia cầm, gia súc, hải sản khác.
Vậy chắc có bạn sẽ hỏi, nếu tôi bị Âm thì ăn các thực phẩm Dương bên dưới là được rồi. Còn nếu tôi bị Dương thì ăn các thực phẩm Âm bên trên là được rồi. Câu trả lời là Dù là lêch Âm hay lệch Dương thì bạn cũng đang mất cân bằng nên tốt nhất sau khi cơ thế đã về trạng thái cân bằng thì cũng nên dùng hạn chế các loại thực phẩm quá Dương hoặc quá Âm để tránh tình trạng đi từ thái cực này sang thái cực khác.
Vậy nhóm các thực phẩm dễ đặt trạng thái cân bằng Âm Dương là nhóm nào?
CÁC THỰC PHẨM NÊN ĂN
Ngũ cốc nguyên cám chính: gạo lứt, lúa mì lứt, kê lứt, bo bo lứt, yến mạch, kiều mạch, quinoa…
Rau củ chính: Cà rốt, củ cải, củ sen, ngưu bàng, sắn dây...
Mọc ngang mặt đất như bắp cải, bông cải, bí đỏ, hành tây… Rau cần tây, tía tô, bồ ngót, rau cải, poaro, mùi, rau má, rau chùm ngây, xà lách…
Đậu : Xích tiểu đậu, đậu gà, đậu lăng, đỗ tương(đậu nành) lên men hoặc đậu phụ…
Rong biển: phổ tai, Nori, Hijiki, Wakame…
Trái cây đúng mùa: gấc, táo, chery, dâu…
Cá dùng ít: Cá nhỏ, cá cơm, cá chép, tôm nhỏ
Thực phẩm phụ: Muối vừng, bơ vừng, mơ muối, nước tương(Tamari, shoyu), tương miso, tekka, rau củ ngâm tương…
Gia vị: Muối biển, đường thô, đường thốt nốt, gia vị kombu shitake, gừng tỏi, nghệ, hành củ, hành lá, mùi, húng quế….
Đồ uống: trà già bancha, bồ công anh, cà phê ngũ cốc, trà đậu đỏ, trà gạo lứt rang, trà Mu, trà bông cúc…
Kinh nghiệm:
Khi bạn ốm, hãy hỏi công thức số 7: Gạo lứt muối vừng, đơn giản mà gọn nhất. Mình thử nhiều lần rồi.
Mình bị ho (Âm,): dùng gạo lứt muối vừng, kiêng hoa quả, đồ lạnh, đồ có đường ngọt, ăn rất ít rau. Ba ngày là khỏi.
Đang nuôi con nhỏ bú sữa mẹ, con bạn bị ho sổ mũi , tiêu chảy (Âm), mẹ nên chuyển sang dùng gạo lứt muối vừng, kiêng, kiêng hoa quả, đồ lạnh, đồ có đường ngọt, ăn rất ít rau, từ 3 đến 7 ngày là con khỏi.
Đang nuôi con nhỏ bú sữa mẹ, con bị táo bón chứng tỏ mẹ ăn thực phẩm quá Dương, chỉ cần mẹ kiêng các loại đạm động vật như thịt cá trứng, kiêng các loại sữa bò và chế phẩm từ sữa bò như váng sữa, sữa chua, phomai…, chuyển sang ăn nhiều ngũ cốc như gạo lứt muối vừng,hạt kê, đậu đỗ, rau củ, dầu mè…Ăn rất ít hoa quả phòng ngừa táo bón do Âm hoặc axit trong hoa quả tạo ra.
Có thể bạn chưa hiểu tại sao lại ÂM DƯƠNG, Âm dương là cái gì nhưng bạn cứ thử những kinh nghiệm dưới đây của mình và xem điều kì diệu xảy ra nhé.
Như Châu
SĐT tư vấn: 0988 599527
Tham khảo
The macrobiotic path to total health, Michio Kushi and Alex Jack
Macrobiotisc Japanese
Kinh nghiệm cá nhân Như Châu nuôi con.
: