Thở là sống, một trong những phần quan trọng nhất của luyện tập YOGA là học thở như thế nào cho đúng. Đa số chúng ta thở sai, ta thường thở cạn và không làm đầy phổi. Bác sĩ đã nói rằng người ta chỉ dùng 1/3 hay một nửa thể tích phổi của họ. Một phần lớn phổi của ta chưa được sử dụng, ứ đầy không khí cũ kỹ ứ đọng, là nơi phát sinh bệnh cảm lạnh và tất cả các bệnh về đường hô hấp. Sự cung cấp không đầy đủ oxy liên tục này đến cơ thể làm cho các cơ quan dần dần yếu đi và tăng lão hóa.
Người ta thở sai bởi vì chỉ dùng cơ vai và cơ ngực để phần phổi giữa và phổi trên khi họ hít vào, Vì vậy họ chỉ hít đầy phần trên của phổi
Trong YOGA chúng ta tập thở với cơ hoành
Bên dưới phổi có một cơ rộng, gọi là Hoành Cách Mô. Khi chúng ta hít vào và co cơ bắp bên dưới, phần dưới phổi nở ra, không khí tràn vào phần phổi dưới. Khi ta hít vào theo cách này, cơ hoành đẩy các cơquan ở bụng ra một ít, vì vậy tay của bạn cũng sẽ bị đẩy ra
Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thở sâu và chậm hơn làm giảmđi căng thẳng về cơ thể và tâm trí. Không những làm cho sức khỏe gia tăng, trường thọ mà còn làm cho tâm trí yên tịnh, tập trung tư tưởng sâu hơn
Bằng cách thở cơ hoành, các bạn có thể sử dụng hoàn toàn sức chúa của phổi. đem vào nhiều không khí, nhiều oxy hơn.Bạn sẽ cảm thấy mát mẻ hơn, năng nổ hơn, lanh lẹ hơn.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp Đại học Y khoa tại Paris, rất nổi tiếng tại nước ngoài nhất là với tư cách người lãnh đạo Việt Nam. Sau 26 năm sống và hoạt động tại Pháp ông trở lại Việt Nam vào năm 1963. Sau khi bị mổ và cắt đi một lá rưỡi phổi, các bác sĩ Pháp phẫu thuật cho ông cho rằng ông chỉ sống được 3 năm là cùng, thế mà sau khi nghiên cứu phương pháp thể dục truyền thống Á Châu và tạo cho mình một phương pháp dưỡng sinh, ông đã sống và làm việc cho tới năm 84 tuổi.
Bài thơ ngắn sau đây như là một bản di chúc bác ái cho tất cả mọi người bên cạnh sự nghiệp vĩ đại của ông. Ông nói: Sau khi tôi chết, những sách mà tôi viết chắc sẽ bị lãng quên, nhưng mẫu giấy này sẽ tồn tại mãi mãi!
Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm,
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được
(Nguyễn Khắc Viện- Tháng 06/1993)
“Hệ thống cơ hoành có liên quan đến tim, phổi và các cơ quan tại vùng bụng như dạ dày, gan, ruột thận, dạ con. Khi hoạt động nó tác động đến tất cả các bộ phận. Khi đau tim, khó thở, hoạt động của cơ hoành sẽ là một sự trợ giúp hữu hiệu, có thể thay thế cho việc dùng thuốc đắt đỏ. Đó là một bộ máy tự điều chỉnh tuyệt hảo cho phép chống lại những căng thẳng tâm lý xã hội”