1. HỎI: THẾ NÀO LÀ ÂM DƯƠNG
ÂM và DƯƠNG chỉ là 2 từ dùng để chỉ 2 thuộc tính khác nhau trong cùng một phạm trù sự vật hay hiện tượng hoặc cảm tính, hai thuộc tính này hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hổ tương cho nhau tạo thành nghĩa cho nhau, thí dụ ngày và đêm; sáng và tối; hưng phấn và ức chế; yêu và ghét; Học thuyết Âm dương xuất xứ từ nền cổ đại đông phương dùng để giải thích và phân loại mọi sự vật về sự phát triển và chuyển hóa qua lại của nó. Như vậy, khi phân lọai âm dương thì điều quan trọng nhất phải là xác định được phạm trù sự vật liên hệ trước đã thì sự phân loại mới có giá trị của nó:
Thí dụ: trong phạm trù các loại cốc loại thì “kê” dương hơn “nếp”; trong phạm trù trái cây, thì “trái táo” dương hơn “trái cam”.
Ngoài ra, để phân loại và ứng dụng âm, dương được đúng đắn và thích hợp thì việc phân loại này còn phải chú ý đến những nguyên tắc cơ bản như sau:
Âm, dương chỉ có tính cách tương đối thôi, thí dụ So nước lạnh với nước ấm, thì nước ấm là dương, còn nước lạnh là âm, thế nhưng khi so nước ấm với nước nóng thi nước ấm sẽ là âm và nước nóng sẽ là dương vì thế một vật bản chất vốn không phải là dương hoặc âm gì cả, nó sẽ chỉ trở thành âm hoặc dương tuỳ theo so sánh nó với một vât khác mà thôi và dĩ nhiên việc so sánh này phải xảy ra cùng một đằng lượng.
Âm dương chỉ là 2 danh từ tổng quát không thể diễn tả chính xác khi không xác định được phạm trù so sánh, thí dụ: trong phạm trù trái cây thì trái táo “dương” hơn trái cam, và trong phạm trù cốc loại thì kê dương, nếp âm; tuy nhiên trái táo “dương” khi so với nếp âm, nghĩa “dương” của táo sẽ trở thành “âm” đối với nếp vậy. Vì thế, sự phân định âm dương còn phải tuỳ thuộc vào “nhóm” hoặc “lớp” hoặc nói chung “phạm trù của nhiều loại cùng chung đặc tính” khác nhau.
Sự phân định âm dương dựa trên nhiều nguyên tắc về vật lý, hoá học, sinh vật học, sinh thái họ, sinh lý học và sinh hoá học, và định hướng phát triển cho nên một vật thể hoạc một loại thửc phẩm có thể cómàu đỏ (dương so với màu xanh âm) nhưng lại có tác dụng trương nở (trương nở âm so với co rút được qui định là dương); như vậy sự phân định âm dương trên cùng một vật thể sẽ gồm nhiều yếu tố âm dương mâu thuẩn nhau: về phương diện vật lý thuộc dương, nhưng về phương diện sinh vật học lại thuộc âm, hoặc về phương diện hoá học thuộc âm nhưng về phương diện sinh thái học lại thuôc dương. Như vậy, sự phân định âm dương chỉ có tính cách tương đối khi so sánh lẫn nhau trong một phạm trù nhất định nào đó thôi và vìệc áp dụng thực tiển chỉ chú trọng vào tác dụng của thực phẩm hay vị thuốc ấy đối với cơ thể là chính yếu.
Trong thực tế áp dụng, thì Tây y chú trọng đến thành phần hóa học tác dụng chủ yếu trên cơ thể khi trị bịnh, đông y chú trọng đến tính năng, tính dược, quy kinh và chủ trị của vị thuốc, bài thuốc hoặc huyệt vị, Ohsawa tiên sinh người đề xướng ra phương pháp dưỡng sinh dựa vào 2 yếu tố K(Potassium) và Na (Natrium) trong thành phần hóa học của thực phẩm để tạm thời phân định âm dương một cách tổng quát thôi vi còn nhiều thành phần khác hiện hữu nữa. Thực dưỡng cũng sẽ chú trọng chủ yếu vào những lớp hay những loại thực phẩm, vị thuốc, bài thuốc nào hổ trợ cơ thể dễ duy trì hay tái lập lại thế quân bình bền nhất, kế đó là những tính năng, tính dược đặc biệt của loại thực phẩm hay vị thuốc đó đối với một phần cơ thể hay toàn bộ cơ thể, thí dụ khi xử dụng trái ớt đỏ thì sẽ không quan tâm đến màu đỏ “dương” (so với màu xanh của trái ớt khác chẳng han) mà chỉ chú trọng đến tác động của ớt lên cơ thể thì làm cho trương nở, nóng rát, chảy nước mũi…
Tóm lại, âm dương của một loại thực phẩm hay vị thuốc chỉ được phân loại sau khi đã được xếp trong một lớp nào đó, thí dụ lớp cốc loại hay lớp củ, rễ và tính dược cùng tác dụng chủ yếu của nó đối với cơ thể thí dụ như trị đau lưng, đau xương, hay gây ra tình trạng máu bị acid hóa.. mà thôi.
2. HỎI: NGUYÊN TẮC NÀO ĐỂ PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG?
Âm dương chỉ có tính cách tỗng quát và chỉ ứng dụng sau khi đã đi sâu vào chi tiết; sự phân biệt cũng theo 7 nguyên tắc như sau:
Về vật lý:
* Màu sắc theo Phân Quang đồ : Đỏ, Cam, Vàng, Lục Lam, Chàm Tím . ( Sắp xếp
Thứ tự từ Dương đến Âm ) . Các làn sóng ngắn càng Dương toả nhiệt càng nhiều .
*Hình dáng: hình chữ nhật đứng âm hơn so với hình chữ nhật nằm ngang, hình dạng nhỏ hơn dương hơn ;
*Trọng lượng: vật có cùng thể tích nhưng tỉ trọng hay trọng lượng nặng hơn thì dương hơn
*Cấu trúc: vật đặc hơn thì dương hơn so với với rỗng hơn;
Về hóa học:
*Thành phần K/Na: càng lớn thì càng âm hơn so với vật thể cùng một đằng lượng.
*Thành phần nước chứa bên trong: càng chưá nhiều nước càng âm hơn.
*Nhiệt độ:Nóng hơn thì dương hơn so với lạnh
Về định hướng phát triển:
*Trên mặt đất: càng phát triển xa mặt đất càng âm thí dụ cây dừa âm hơn so với cây đu đủ
*Dưới mặt đất: Đâm sâu thẳng xuống lòng đất là Dương, lan rộng ra dưới mặt đất là Âm, thí dụ như củ sắn dây dương hơn sovới củ khoai mì
Về sinh vật học:
* Thời gian tăng trưởng: cùng trong một thời gian, vật thể tăng trưởng chậm dương hơn so với vật tăng trưởng nhanh hơn.
* Thời gian nấu chín: càng nấu lâu hơn thì càng dương hơn
Về sinh thái học:
* Khí hậu: vật mọc ở xứ lạnh có khuynh hướng dương hơn so vói vật mọc ở xứ nóng hơn, thí dụ trái cây mọc ở vùng hàn đới dương hơn trái cây mọc ở vùng nhiệt đới;
* Khuynh hướng: phát triển trong mùa thu, mùa đông, khí hậu lạnh, độ tăng trường chậm hơn, dương hơn vất thể phát triển vào mùa xuân, mùa hạ, khí hậu ấm hơn, độ tăng trường nhanh hơn.
Về sinh hóa học:
* Khuynh hướng phát triển: vật thể càng ly tâm lực chi phối nhiều chừng nào thì càng âm hơn so với vật bị cầu tâm lực chi phối nhiều hơn, thí dụ chúôi phân mãnh thành nãi thành trái âm hơn so với trái mận;
* Phản ứng hóa học: làm cho co rút, teo tóp là dương so với làm cho dãn nở, choáng váng, say thì âm hơn
* Thời gian tác dụng: sốt cao từ sáng đến trưa dương hơn sốt cao từ chiều đến tối.
Về sinh lý học:
* Vị trí: Phần sau đầu là dương, trán và hai thái dương là âm
* Sinh hoạt: hoạt động thì dương hơn so với thụ động
* Dưỡng khí ( oxygen ) : nhiều là Dương, ít dưỡng khí là Âm
* Hơi thở và nhịp đập tim : Nhanh là Dương, Chậm là Âm
*Tác động : làm cho co rút, teo tóp là Dương , Làm cho dãn nở , choáng váng, say, là Âm
* Xúc Cảm : Vui là Dương , Sợ là Âm
* Nhiệt Độ : Nóng là Dương, lạnh là Âm
* Màu da : Hồng là Dương , Nhợt xanh là Âm
* Giọng nói : giọng cao to là Dương , giọng lí nhí thấp là Âm
3. HỎI: PHÂN LOẠI CÁC THỰC PHẨM ÂM VÀ DƯƠNG
Trong thực tế , việc áp dụng phân biệt âm dương chủ yếu giúp cơ thể duy trì hoặc tái lập quân bình của cơ thể thuận lợi hơn cả, trước tiên là cần phân loại theo từng lớp có những đặc tính tương đối giống nhau theo thứ tự từ lớp giúp cơ thể dễ duy trì quân bình nhât cho đên những lớp khó duy trì hơn. Ngũ cốc là lớp có khả năng tạo quân bình tốt nhất. Xem thêm bài này
Kế đó, cần chú ý đến tính dược của từng loại thực phẩm trong từng lớp đã phân loại và tác dụng của nó đối với từng bịnh trạng của cơ thể,
Thí dụ như bệnh ngứa lở ngoài da thì dù bắp lứt rất ưa dùng trong thực dưỡng, nhưng do cái tính chất riêng của bắp là làm lở da. Vậy bệnh lở ngứa ngoài da không nên ăn bắp, nếp, mè
Bệnh ho tránh ăn mè , ăn nếp ( nếp tạo nhiệt là làm khó thở ). Sau đó, mới phân biệt bịnh lỡ ngưá, hay ho thuộc âm tính hay bịnh lỡ ngứa, ho thuộc dương tính để có thể điều trị được tỉ mỉ hơn. Tuy nhiên, việc phân tỉ mỉ như vậy trong một số lớn trường hợp là không còn thực sự cần thiết nữa.
4. HỎI: ÂM DƯƠNG TRONG CHỮA BỆNH
Bệnh do tiên thiên :do di truyền, bẩm sinh, do cấu trúc bất thường của cơ thể. Nếu thuộc loại này thì việc điều chỉnh cho cơ thể quân bình đòi hỏi thời gian lâu dài kết hợp với nhiều phương cách khác nhau.
Xem thể trạng người bệnh :
* Cao to vạm vỡ tiếng nói lớn ồn là Dương, tiếng lí nhí nhỏ thấp là Âm
* Da mặt hồng là Dương , xanh lợt là Âm
* Người khô gầy là Dương, mập nhiều nước là Âm
* Rêu lưỡi vàng chạch là Dương, Rêu lưỡi trắng dày là Âm. Nếu trắng mà nhớt là ăn nhiều đường, trái cây , quá nhiều sữa, quá nhiều chất béo .
* Thời gian trước khi bệnh ăn quá nhiều thịt là Dương, Ăn quá nhiều trái cây, đường chè, kem, sữa là Âm .
* Phân đi cầu khô như phân dê là Dương , phân đi cầu nhão vô nước rả ( không còn hình dạng ) là Âm .
* Phân đi cầu không nổi trên mặt nước mà chìm là nhai không nhỏ, ăn quá nhiều làm cho ruột, nhất là mao trạng ruột suy yếu , kém hoạt động .
Về việc chữa trị:
1. Dùng những lớp thực phẩm dễ giúp cơ thể tái lập quân bình thì sức khoẻ sẽ dần dần hồi phục và nếu biết đích xác bệnh thuộc Âm hay Dương thì thời gian phục hồi có thể nhanh hơn.
2. Thay đổi và gia giảm những loại thực phẩm khác nhau trong những lớp dễ giúp cho cơ thẻ tái lập lại quân bình nhất như lớp cốc loại lứt, lớp rau tươi và các loại đậu, đặc biệt phải chú trọng đến tính năng, tính dược của những loại thực phẩm được dùng đối với cơ thể người bịnh để không ảnh hưởng đến việc phục hổi bịnh.
3. Khi hiện trạng cơ thể lệch Dương thì không nên đưa một lượng Âm lớn vào để trung hoà Dương lệch mà phải Giảm lượng Dương ( giảm muối, tương )và thêm chút Âm (thêm rau củ nấu sơ, nước uống ). Ngược lại khi cơ thể lệch Âm thì không nên đưa một lượng Dương lớn vào để trung hoà lượng Âm đang có mà phải Giảm lượng Âm ( bớt rau củ, bớt nước ) và thêm chút Dương ( thêm tương muối , rau củ nấu với thời gian lâu )
* Không nên nóng vội Dương hoá cơ thể, mà phải chuyển hoá từ từ từng bước một không gây ra tình trạng đột biến có thể nguy hại đến bịnh nhân.
4. Không bao giờ thay đổi đột ngột thức ăn mà phải từ từ ( mưa dầm thấm lâu ), ngoài trừ trường hợp đặc biệt và dùng trong một thời gian giới hạn có điều kiện ( dùng thuần cốc loại lứt) tuỳ theo tình trạng bệnh và thể trạng của cơ thể.
5. Kinh nghiệm ăn theo thực dưỡng trị bệnh:
Ăn 3 ngày ngủ cốc ròng, rồi 1 tuần cơm lứt với đầy đủ rau củ , kế tiếp lại 1 tuần ngủ cốc ròng và luân phiên thay đổi như thế cho đến khi sức khoẻ cải thiện. Sử dụng hết một đợt tác động Dương rồi đến tác động Âm như thế cơ thể sẽ thay đổi từ Dương đến Âm, rồi từ Âm đến Dương tránh không lệch quá về một bên đồng thời giúp cơ thể bổ khuyết được cả âm lẫn dương để dễ tái lập quân bình hơn.
Ghi chú :