Gạo lứt được biết đến rộng rãi là một trong những loại thực phẩm toàn phần dinh dưỡng nhất. Qúa trình xay xát và đánh bóng hạt gạo đã làm mất đi một lượng dưỡng chất quí giá trên lớp cám. Chính vì thế mà gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn so với gạo trắng. Hơn nữa, gạo lứt vẫn còn giữ lại được mầm gạo và sau khi gạo được làm nảy mầm thì giá trị dinh dưỡng còn cao hơn nữa. Do vậy, có thể nói gạo lứt là thực phẩm mang lại cho con người toàn bộ thành phần dinh dưỡng vốn có, đồng thời có thể làm gia tăng thêm dinh dưỡng nhờ quá trình nảy mầm gạo.
GẠO LỨT NẢY MẦM
Gạo lứt ở dạng nảy mầm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cả về chất và lượng hơn so với gạo lứt thông thường. Gạo lứt có thể cho nảy mầm bằng cách ngâm gạo trong nước trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 22 giờ). Phương pháp làm gạo nảy mầm làm tăng lượng protein và các enzym có lợi trong gạo, đồng thời có thể tổng hợp được hợp chất gama-aminobutyric acid (GABA) ở mức cao nhất. Các thành phần dinh dưỡng khác trong gạo như axit ferulic, lysine, magie, kali, vitamin E, niacin, vitamin B6, thiamine và chất xơ cũng tăng lên nhờ có quá trình nảy mầm. Gạo lứt nảy mầm có thể bảo quản bằng cách làm khô, xay bột để giữ được dinh dưỡng.
CƠ CHẾ PHÒNG BỆNH CỦA GẠO LỨT & GẠO LỨT NẢY MẦM
Tiểu đường
Gạo lứt tốt cho người bị tiểu đường hoặc gặp vấn đề về huyết áp. Gạo lứt giúp làm hạ chỉ số Glycemic (chỉ số đường huyết của thực phẩm - phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn thực phẩm giàu chất bột đường). Nghiên cứu cho thấy gạo lứt giảu axit phytic, chất xơ và các loại polyphenol (hợp chất chống lão hóa) thiết yếu. Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ (American diabetes association) cũng khuyến nghị bệnh nhân đái tháo đường nên ăn gạo lứt để có đáp ứng được nhu cầu các loại vitamin cần thiết, chất xơ và các khoáng chất trong chế độ ăn uống.
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17127465
Chống oxy hóa
Các gốc tự do được hình thành từ những ảnh hưởng xấu từ môi trường như ô nhiễm môi trường, phóng xạ, thuốc trừ sâu,... sẽ trở thành ngòi nổ cho vô số tật bệnh của cơ thể. Trong khi đó các enzyme do cơ thể sản sinh ra để chống lại các gốc tự do không đủ để loại bỏ hết lượng gốc tự do này, do vậy mà cơ thể cần các chất chống oxy hóa bên ngoài từ thực phẩm.Gạo lứt là một trong những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa hỗ trợ triệt bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Nhờ có enzyme chống ôxy hóa có tên superoxide dismutase (SOD) bảo vệ tế bào khỏi ảnh hưởng của sự oxy hóa trong quá trình cơ thể sinh năng lượng. Một nghiên cứu so sánh gạo lứt và gạo lứt trắng cho biết việc sự dụng gạo lứt cho thấy được hoạt động loại bỏ các gốc tự do và hỗ trợ phòng chống các bệnh lý oxy hóa gián tiếp như bệnh tim mạch vành.
Link nghiên cứu: http://connection.ebscohost.com/c/articles/31552046/chemical-composition-antioxidant-activity-white-brown-rice
Béo phì
Nhiều người thừa cân hay béo phì tìm đến gạo lứt như một công cụ giảm cân hiệu quả lâu bền. Lượng Mangan có trong gạo lứt giúp cơ thể tổng hợp các chất béo. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ ngũ cốc toàn phần như gạo lứt có ảnh hưởng tích cực trong việc giảm chỉ số khối và lượng chất béo trong cơ thể. Đồng thời gạo lức cũng tăng cường hoạt động của chất chống oxy hóa glutathione peroxidase và enzyme antioxidant; và tăng nồng độ Cholesterol tỷ trọng cao - HDL (hỗ trợ phòng và trị các bệnh tim mạch, loại bỏ cholesterol tỷ trọng thấp - LDL có hại và là một trong những nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch). Một nghiên cứu khác cũng công nhận hiệu quả phòng tránh béo phì ở gạo lứt nảy mầm.
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19083390
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22790925
Thoái hóa thần kinh
Gạo lứt nảy mầm giúp cơ thể ngừa các biến chứng thoái hóa thần kinh như bệnh mất trí nhớ Alzheimer nhờ vào lượng axit gama-aminobutyric (GABA) dồi dào. Trong gạo lứt có chứa những thành phần dinh dưỡng giúp cơ thể ngăn chặn những ảnh hưởng của enzyme protylendopetidase - một trong những enzyme có liên quan tới bệnh Alzheimer. Gạo lứt nảy mầm cũng hỗ trợ sức khỏe với các chứng bệnh thần kinh khác như suy giảm trí nhớ, chứng mất trí nhớ, hay quên.
Link nghiên cứu: http://article.sciencepublishinggroup.com/pdf/10.11648.j.ijnfs.20130204.12.pdf
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3551059/
Sức khỏe tâm thần phụ nữ cho con bú
Gạo lứt nảy mầm tốt cho tinh thần của phụ nữ đang cho con bú. Nghiên cứu cũng cho thấy được tác động tích cực của gạo lứt nảy mầm trong việc giảm sự rối loạn tâm lý, chứng u uất và trầm cảm sau sinh ở phụ nữ đang cho con bú. Nghiên cứu này cũng nói rằng việc ăn gạo lứt sẽ giúp người mẹ giảm cảm giác stress, mệt mỏi và tăng cường khả năng miễn dịch.
Link kết quả nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17885721/
Sức khỏe tiêu hóa
Gạo lứt là thực phẩm không thể thiếu được trong thực đơn nếu bạn muốn duy trì sức khỏe tiêu hóa. Chất xơ trong gạo lứt giúp điều hòa hoạt động của ruột. Một nghiên cứu về tác động của gạo trắng và gạo lứt đến hoạt động của dạ dày cũng đưa ra kết luận là lớp cám trên gạo lứt giúp ngăn cản việc hấp thu axit và độ ẩm giúp bề mặt dạ dày được củng cố hơn.
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22417496
Sức khỏe tim mạch
Hàm lượng cao Selen trong gạo lứt vô cùng tốt cho hệ tim mạch. Việc hấp thu những loại cốc loại nguyên cám như gạo lứt giúp cơ thể tránh được tình trạng tạo thành mảng bám gây tắc nghẽn động mạch. Đồng thời nó cũng giúp bạn tránh được các bệnh về tim mạch như bệnh huyết áp và bệnh liên quan đến động mạch. Nghiên cứu khác cũng cho thấy lớp mô xung quanh nhân hạt gạo lứt chứa những thành phần hoạt động như chất chống lại protein angiotensin II - yếu tố làm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Link nghiên cứu: http://www.sciencedaily.com/releases/2010/04/100426151625.htm
Nồng độ cholesterol
Nếu bạn muốn duy trì được lượng cholesterol ở mức phù hợp cho cơ thể thì gạo lứt là một trong những lựa chọn tốt nhất nhờ vào lượng dầu tự nhiên. Gạo lứt có chứa những dưỡng chất hỗ trợ quá trình trao đổi lipid và glucose. Một nghiên cứu cũng cho thấy được việc tiêu thụ gạo lứt dẫn tới sự cải thiện nồng độ huyết thanh và cholesterol HDL. Thêm vào đó thì chiết xuất gạo lứt nảy mầm cũng giúp ngăn ngừa sự gia tăng chất béo trung tính trong gan do dùng đồ uống chứa cồn quá nhiều nhờ có axit gamma-aminobutyric.
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16464476
Ung thư
Gạo lứt là thực phẩm giúp cơ thể phòng tránh các loại ung thư như ung thư ruột, ung thư vú và bệnh máu trắng. Lợi ích phòng bệnh này có được nhờ các chất chống oxy hóa và chất xơ trong gạo lứt. Chất xơ khi vào cơ thể sẽ tự bám vào các chất độc gây ung thư cho cơ thể ngăn chúng bám vào thành ruột và loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hợp chất chống ung thư nằm ở lớp cám với các hợp chất phenol cần thiết như tricin, axit ferulic, axit caffeic. Những hợp chất phenol này là giảm sự sinh sôi các tế bào ung thư ruột, ung thư vú. Nghiên cứu khác cũng cho rằng gạo lứt nảy mầm có tác động kích thích bước đầu của quá trình tự chết tế bào máu trắng và ngăn ngừa ảnh hưởng của các tế bào máu trắng. Nghiên cứu cũng đưa ra được tác động ngăn chặn phát triển khối u ở lớp cám gạo lứt nảy mầm.
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11097223
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15117548
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23281142
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12066215
Hệ thần kinh
Gạo lứt tốt cho hoạt động của não bộ và hệ thống nơ-ron. Nhờ có vitamin B và các khoáng chất cần thiết như mangan mà gạo lứt giúp não bộ tăng cường hoạt động trao đổi chất. Magie trong gạo lứt giúp cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể, cũng như điều hòa hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp. Nó giúp tránh tình trạng tăng đột ngột lượng canxi trong các tế bào thần kinh và hoạt hóa các dây thần kinh. Đồng thời cũng giúp các dây thần kinh và cơ bắp được nghỉ ngơi và ngừa hiện tượng co rút. Vitamin C cũng là dưỡng chất quan trọng trong việc ngừa các bệnh não bộ do ảnh hưởng từ sự oxy hóa.
Chống trầm cảm
Các yếu tố chống trầm cảm trong gạo lứt nảy mầm giúp bạn tránh được các bệnh liên quan đến lo âu, trầm cảm. Một nghiên cứu cũng cho thấy trong gạo lứt nảy mầm có những amino axit thiết yếu như glutamin, glycerin và GABA. Những chất dẫn truyền thần kinh này làm giảm đi những thông tin, cảm giác liên quan đến sự lo âu, stress hay trầm cảm tới bộ não, do vậy mà não bộ được giải phóng khỏi stress và hoạt động tốt hơn.
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17258802/
Chứng mất ngủ
Gạo lứt hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ ở con người. Trong gạo lứt có chứa hocmon melatonin giúp cơ thể điều hòa nhịp sinh học, đảm bảo giấc ngủ của bạn. Hocmon này giúp các dây thần kinh được nghỉ ngơi, và làm tăng chu kỳ giấc ngủ.
Củng cố hệ miễn dịch
Nguồn dồi dào các loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất phenolic thiết yếu trong gạo lứt giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Những dưỡng chất này nuôi dưỡng cơ thể, đẩy nhanh quá trình lành tổn thương và tăng cường khả năng miễn nhiễm.
Sức khỏe xương khớp
Lượng magie trong gạo lứt giúp bạn duy trì được sức khỏe xương khớp, đặc biệt là cấu trúc xương. Magie trong gạo lứt cũng giúp bạn ngừa hiện tượng khử khoáng trong xương, hỗ trợ điều trị viêm khớp và loãng xương.
http://www.arthritis.org/living-with-arthritis/treatments/natural/vitamins-minerals/