Mặc dù y học hiện đại càng phát triển nhưng các căn bệnh mãn tính cũng ngày càng phổ biến khắp mọi nơi. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính tăng trưởng đồng hành với lối sống văn minh, hiện đại. Như ăn thức ăn nhanh, các thực phẩm bảo quản lâu ngày, các loại thực phẩm chứa đường trắng.
Trong bối cảnh như vậy, các nhà khoa học dành nhiều chú ý tới các nhân tố trong đời sống có ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh tật. Ví dụ, từ lúc khám phá ra khả năng biến dưỡng insulin bị suy yếu là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tiểu đưởng, chế độ ăn kiêng đã trở thành một nhân tố quan trọng trong nỗ lực kiểm soát đường huyết.
Các chế độ ăn kiên để kiểm soát bệnh tiểu đường đã nhắm đến tăng các thực phẩm chứa carbohydrat phức hợp bao gồm cả chất xơ và giảm lượng thực phẩm chứa nhiều carbohydrat hơn như đường. Hiện nay, vấn đề phẩm chất của các dạng carbohydrat trong thức ăn đã được nhìn nhận là cũng có tác động lớn như số lượng vậy. Hơn nữa, nhưng thực phẩm chứa nguồn carbohydrat chất lượng cao còn đem lại 1 cái lợi khác, đó là hàm lượng chất béo và cholesterol thấp, nên nó cũng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
Carbohydrat là tên gọi chung của một loạt hợp chất hữu cơ có trong nhiều thực phẩm chính của con người, bao gồm chất xơ, các loại tinh bột và đường, có công thức phân tử gồm một, hai hay chuỗi các phân tử đường đơn liên kết với nhau.
Chế độ thực dưỡng có sự tương đồng rất với những hướng dẫn của Hiệp Hội Tiểu Đường của Mỹ đưa ra đế áp dụng chính thức cho bệnh tiểu đường để ngăn ngừa hay kiểm soát đường huyết. Trong đó khuyến nghị một chế độ dinh dưỡng bao gồm cốc loại lứt, đậu đỗ, rau - củ - quả...
Nếu bạn có một tâm hồn cởi mở thử nghiệm và khám phá những giá trị thật của thực dưỡng, hay chế độ ăn kiêng phòng chống bệnh tiểu đường thì cũng cần chấp nhận chút mạo hiểm làm theo vài hướng dẫn ăn kiêng trong một thời gian. từ 10-30 ngày là một thời gian để để bạn đánh giá những chuyển biến mà dinh dưỡng thay đổi lại máu huyết, chuyển hóa các tế bào và đem lại những tác động ra sao cho cơ thể.