Tác DỤNG
ưU Điểm
Cách nấu
Các nhà khoa học đã phân tích các mẫu cám từ gạo đen, họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống ôxy hoá anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.Gạo lứt đen ngâm trong 20 giờ, nấu chín... người Nhật ăn theo phương pháp thực dưỡng còn gọi đó là cơm gạo mầm, tác dụng chống các tia phóng xạ.
Cuộc nghiên cứu cho thấy, các hợp chất chống ôxy hoá này giúp bảo vệ động mạch và ngăn ngừa sự phá huỷ AND dẫn đến bệnh ung thư.
- “Anthocyanin có trong gạo tẻ đen tới 60,4 mg/100g, cao hơn 94,47% so với gạo trắng. Đây là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quí như: khả năng chống oxy hóa cao nên được sử dụng để chống lão hóa; chống oxy hóa các sản phẩm thực phẩm; hạn chế sự suy giảm sức đề kháng; có tác dụng làm bền thành mạch, chống viêm, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư”,
- 1 kilogam gạo tẻ đen chứa đến 26,4 mg chất sắt, cao hơn 450% so với gạo trắng (4,8 mg/kg), chỉ thấp hơn thịt bò 13,6% (30 mg/kg).
Vi chất sắt trong gạo tẻ đen cần thiết trong việc duy trì sự khoẻ mạnh của hệ miễn dịch, các cơ và điều chỉnh sự phát triển của các tế bào. Chất sắt được dự trữ trong hemoglobin và myoglobin, 2 tế bào protein máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô và cơ trong cơ thể. Các nhà khoa học còn phát hiện quan hệ giữa kẽm và tuyến tiền liệt rất mật thiết.
Ngoài ra, trong gạo tẻ đen còn chứa nhiều khoáng chất khác như amylose, canxi, lysine… có hàm lượng cao hơn gạo trắng bình thường.
Các nhà khoa học tại trường Đại học Louisiana cho biết, các mẫu phân tích gạo từ gạo đen cho thấy, trong đó có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa antioxian hòa tan trong nước.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những chất chống oxy hóa có trong các thực vật sẫm màu giúp loại trừ các tế bào gây hại, bảo vệ động mạch và ngăn ngừa những phá vỡ gen dẫn tới ung thư.
Gạo đen có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Trong thời kì phong kiến ở Trung Quốc, chỉ có những gia đình quý tộc mới được sử dụng loại gạo này.
Ngày nay, gạo đen được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á trong các món ăn phổ biến như mì, sushi hay những món tráng miệng.
Hơn nữa, có thể dùng áo gạo đen để làm đồ uống, bánh và rất nhiều những loại thức ăn bổ dưỡng khác bởi gạo đen giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe
Trong khi gạo trắng được phát hiện là nguyên nhân gây bệnh tê phù (Beri beri) do thiếu vitamin B1. Gạo lứt đỏ tốt nhưng hơi khó ăn, thì gạo lứt đen được xem như loại thực phẩm dễ sử dụng và tốt nhất.
Ngoài gạo lứt đen, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng những loại ngũ cốc qua ít công đoạn chế biến như gạo lứt, ngũ cốc lứt cũng có lợi cho sức khỏe hơn các loại được chế biến kỹ lưỡng. Gạo lứt là gạo chỉ trải qua quá trình xay tróc vỏ trấu mà không tác động nhiều đến phôi và lớp mày cám quanh hột gạo.
Gạo lứt có thể có màu nâu, màu hung đỏ hoặc tía. Hạt gạo lứt nếu tiếp tục trải qua quá trình xát trắng để loại bỏ phôi và lớp cám sẽ trở thành gạo trắng mà chúng ta vẫn thường ăn là không tốt. Tuy hột gạo lứt xấu xí lại rất giàu chất dinh dưỡng bởi các chất dinh dưỡng quý của gạo lại nằm chủ yếu trong lớp cám và phôi. Quá trình xay xát trắng gạo đã loại bỏ phần lớn các chất này. Vì thế thời nay ai ăn gạo trắng, thì cũng phải suy nghĩ lại vì sự nguy hại của thiếu hụt nhiều dưỡng chất vốn có của nó.