Củ ngưu bàng
Ngưu bàng, tên khoa học là ArctumLappa thuộc họ thực vật Asteraceae, đây là một loại rau, vị thuốc được dùng rộng rãi ở một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên. Rễ cây ngưu bàng có mùi vị đặc trưng đi từ nhạt sang ngọt và hơi hăng tuỳ thuộc và tuổi và chất lượng của rễ; trong củ ngưu bàng còn một vị hơi đắng rất khó nhận ra. Người ta cho rằng mùi vị ngon nhất nằm ngay bên dưới lớp vỏ. Rễ mềm nhất khi còn non tươi; dễ gãy khi bị uốn cong, củ ngưu bàng mềm hơn củ cà rốt. Rễ được xử lý khéo sẽ có mầu sắc tươi giòn. Rễ già mỏng hơi khô và hơi hoá gỗ, có mùi như mùi đất. Rễ là phần bổ dưỡng nhất chứa nhiều inulin, vitamin B và các khoáng chất khác.
Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hoạt tính sinh học của ngưu bàng là: Lợi tiểu, hạ nhiệt, hạ đường huyết, kháng sinh, chống u bướu. Ngoài ra củ ngưu bàng còn có chất chống oxy hoá(antioxidant) nên ngưu bàng cũng có khả năng ngăn ngừa được chứng ung thư, hạ thấp cholesterol trong máu. Mới đây một số nghiên cứu đã ghi nhận ngưu bàng có tác dụng làm tan sỏi thận và có tác dụng chống ung bướu. Trong sách của Đỗ Tất Lợi cũng đã nêu tác dụng của ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng phát tán phong nhiệt, Trung Quốc còn sử dụng ngưu bàng giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi khả năng sau khi bị tai biến mạch máu não,
Ngưu bàng là một trong những loại món ăn quan trọng của phương pháp Thực dưỡng vì nó tạo KIỀM DƯƠNG
- một thứ năng lượng rất quí cho người bệnh và người dư a xít...
Cách sử dụng và các món ăn từ củ ngưu bàng
Những cọng rễ rất non được rửa sạch và ăn sống, vỏ của củ ngưu bàng rất mềm dễ chầy sước, nhưng chúng thường được ăn dưới dạng chín. Rễ cây ngưu bàng được bảo quản tốt nhất khi đất còn bám đầy cho đến tận khi gần đem đi nấu. Người ta rửa hoặc chùi sạch rễ và làm sao để không động đến lớp thịt thơm tho nằm ngay dưới vỏ.
Tuỳ theo cách nấu, rễ thường được cắt thành từng khúc dài 2,5 cho đến 5 cm, thái vát hoặc chẻ nhỏ như cọng tăm; sau đó ngâm trong nước khoảng 15 phút cho chất đắng tạo bởi inulin được nhả ra nếu bạn muốn làm như vậy; nếu thấy không cần thiết thì thôi. Nước ngâm lúc này ngả sang mầu xanh lục, bỏ thêm ít muối và chanh để ngưu bàng không bị ngả mầu. Hầu hết cách sử dụng đều vớt ra để ráo khoảng nửa tiếng, sau đó xấy khô hoặc làm áp chảo v.v… thường thì người ta hay đập giập rễ cho mềm sau đó cắt thành khúc nhỏ.
Ngưu bàng thường được nấu theo nhiều cách: luộc, xào, nấu chúng với một vài loại rau củ khác dùng làm canh. Nó cũng được chiên ròn như khoai tây và dùng với tamari
Củ ngưu bàng là nguyên liệu chính cùng với nấm đông cô; cà rốt; củ cải trắng trong món canh dưỡng sinh được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng tốt cho sức khỏe con người và có tác dụng hỗ trợ để điều trị một số bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ máu, thoái hoá xương khớp, suy giảm chức năng não, lão suy, đục thủy tinh thể...