"Tâm chúng ta sở hữu sức mạnh chữa lành đau khổ và tạo ra hạnh phúc"
Tâm chúng ta sở hữu sức mạnh chữa lành đau khổ và tạo ra hạnh phúc. Nếu chúng ta sử dụng sức mạnh này cùng với lối sống đúng đắn, một thái độc tích cực và việc thiền định, chúng ta có thể chữa lành không chỉ những phiền não tâm trí và tình cảm mà ngay cả những rắc rối của thân thể
Khi chúng ta đã bám vào những mong muốn và lo
nghĩ với tất cả năng lực cuả ta, chúng ta chỉ tạo ra căng thẳng và mệt mỏi.
Bằng cách buông xả cái ý niệm mà đạo Phật gọi là "chấp ngã", chúng ta có thể mở ra với thật tánh của
mình, đó là sự an vui và giác ngộ.
Quyển sách này
là một lời mời đánh thức trí tuệ nội tại vốn có của chúng ta, nguồn chữa lành
mà chúng ta đều có. Giống như một cách cửa mở ra với trí huệ này, chúng ta có thể
đem vào ánh nắng, sự ấm áp và làn gió êm dịu của chữa lành. Nguồn năng lượng
này là của chúng ta để tiếp xúc và chia xẻ bất cứ lúc nào, một tài sản vũ trụ
có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngay cả trong một thế giới biến dịch
không ngừng và đau khổ này.
Trong đạo Phật, trí huệ được dạy trong kinh điển chủ yếu nhắm đến việc thực hiện sự giác ngộ. Tuy nhiên, những luyện tập tinh thần cũng có thể giúp chúng ta tìm được hạnh phúc và khỏe mạnh trong đời sống hàng ngày. có những bài thuyết pháp dài trong đạo Phật về sự cải thiện cuộc đời bình thường của chúng ta và cách có được một đời sống an vui, hoan hỷ và lợi lạc ngay trong thế giới này.
NHỮNG LỢI
LẠC CỦA SỰ CHỮA LÀNH
Đạo Phật
ủng hộ sự buông bỏ những căng thẳng không lành mạnh và không cần thiết do chúng
ta tạo ra trong cuộc sống bằng cách nhận ra chân lý sự vật thật sự là thế nào.
Tôi đã thấy nhiều ví dụ về sức mạnh chữa lành của tâm trong những vấn đề cảm
xúc, tinh thần và cả bệnh về thể xác.
Một ví dụ về chính cuộc đời của tôi. Khi được mười tám tuổi, vị Thầy thân yêu Kyala Khenpo và tôi quyết định rời bỏ Tây Tạng vì rối loạn chính trị, dù biết rằng chúng tôi phải mất đất nước, nhà cửa, bạn hữu và cách sinh sống. Trong một thung lung trống trải nhưng linh thiêng. Thầy Kyala Khenpo đã viên tịch vì bệnh tật và tuổi già. Ngài không chỉ là người Thầy giác ngộ từ ái mà còn là người chăm sóc từ khi tôi được năm tuổi như là cha mẹ ruột của tôi. Đây là khoảng thời gian đau buồn và bối rối nhất. Tuy nhiên, sự hiểu biết về vô thường – sự kiện rằng mọi sự luôn luôn thay đổi trong đời sống khiến tôi dễ dàng chấp nhận. Những kinh nghiệm tâm linh giúp tuôi duy trì tĩnh lặng, và ánh sáng trí tuệ của giáo lý làm cho cuộc sống tương lai trong sáng hơn với tôi. Nói khác đi, nhận biết bản tánh của sự việc đang xảy ra, mở ra với nó và dùng những nguồn sức mạnh mà tôi đã được trao cho giúp tôi chữa lành những mất mát một cách dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ thấy có ba bước cơ bản – nhận ra những khó khăn và đau khổ, mở rộng ra với chúng, và trau dồi một thái độ tích cực – là toàn bộ quá trình chữa lành
Lama
Pushul, một vị Thầy khác của tôi, suốt thời còn bé đã có những vấn đề tinh
thần. Vào tuổi thiếu niên, Ngài là người phá phách, gia đình đã trói Ngài lại
để bảo vệ cho chính Ngài và người khác khỏi sự bạo hành đó. Qua những thiền
quán chữa lành, chủ yếu là lòng bi mẫn, Ngài đã tự chữa lành và sau đó trở
thành một vị Thầy, một học giả vĩ đại. Ngày nay, tôi biết rằng chưa có một ai
vui vẻ, an bình và nhân từ hơn Ngài.
Khi tôi
sống ở Tây Tạng, việc chữa lành thân thể bằng thiền định và thái độ đúng là một
phần thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Thế nên bây giờ có ai hỏi tôi cho
những ví dụ về việc chữa lành thân thể, tôi cũng không dễ hình dung ra chuyện
nào để kể. Đối với những người từ Tây Tạng, họ chấp nhận như một sự kiện bình
thường rằng tâm có thể chữa lành cho thân thể. Tâm dẫn dắt những năng lực của
cơ thể đó là lý do tại sao tâm có thể chữa lành. Có nhiều sự chữa lành, khi còn
bé tôi không để ý đến. Tuy nhiên, tôi thực sự biết một ví dụ gần đây, nhiều
người cho đó là chuyện lạ, nhưng với quan điểm của đạo Phật cũng không đáng
ngạc nhiên lắm.
Hai năm
trước, Ngài Dodrupchen Rinpoche, một vị Lama có tâm linh cao, trong lúc đến
vùng ngoại ô xa xôi của Bhutan, đã bị một cơn đau ruột thừa nghiêm trọng. Một
phó thủ tướng đã sắp xếp một trực hang để đưa Ngài đi bệnh viện. Nhưng bác sĩ
sợ rằng ruột thừa của Ngài sẽ vỡ và sự đau đớn rất là lớn. Ngược lại với lời
khuyên mạnh mẽ của các bác sĩ, Ngài từ chối giải phẫu và tự chữa lành cho mình
bằng thiền định và những câu minh chú – Mantra
TULKU THONDUP
Nguồn:
NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM