Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO THIỀN ĐỊNH PHÁT TRIỂN TÂM LINH
4.491 người đã xem · Bình luận ·

BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO THIỀN ĐỊNH PHÁT TRIỂN TÂM LINH

Đối mặt với sự thay đổi nhanh của xã hội, công nghệ thông tin, con người càng dễ bị trầm cảm, phiền não trong biển những thông tin. Làm thế nào để phát triển năng lực tỉnh thức, tạo ra cuộc sống hạnh phúc, tự do và hài hòa? Thiền định là con đường giúp bạn có trải nghiệm tuyệt vời cả về thân và tâm. Bắt đầu như thế nào?
NỘI DUNG CHI TIẾT

BƯỚC KHỞI ĐẦU THIỀN ĐỊNH


Trải qua nhiều thế kỷ, đạo Phật đã phát triển cả một kho bao la kiến thức về tâm. Đặc biệt khi chúng ta bắt đầu học thiền định, tất cả những đề nghị và quan niệm có thể làm cho ta cảm thấy tràn ngập. Tốt nhất là giữ cho sự thực hành của chúng ta đơn giản. Hãy đặt những mục tiêu có thể đạt đến và nỗ lực với năng lực tích cực. Đừng lo âu về những khó khăn, mà nên cảm thấy vui thích với bất cứ những lợi lạc nào xảy đến. Ngay cả những kinh nghiệm tiêu cực hay những cái gọi là khuyết điểm cũng lợi lạc nếu chúng ta nhìn chúng một cách tích cực.


Khi thiền định, nên thoải mái và buông xả, hơn là xua đuổi những ý nghĩa và ước muốn của mình. Chúng ta thường ngồi để thiền định, nhưng phần lớn những gì chúng ta biết từ thiền định phải được đem vào trong những sinh hoạt thường ngày. Ngôn từ là cần thiết để diễn tả thiền định như thế nào và đem thái độ đúng vào cuộc sống của chúng ta ra sao. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hành và cảm nhận, không có sự quan tâm quá mức về những ý niệm, phạm trù hay quy tắc. Hãy nhẫn nại, rộng mở và làm việc với những gì đời sống của riêng bạn đem lại cho bạn.

CHỌN ĐỊA ĐIỂM


Chỗ tốt nhất để thực hành rèn luyện tâm linh trong việc chữa lành là một nơi an bình, thoải mái và ít bị xao lãng, là chỗ tâm trí có thể tĩnh lặng và thân thể dễ chịu, là chỗ ta tỉnh giác, thông thoáng và vui thích.


Những nhà hiền triết thời xưa, đã ca ngợi nhiều nơi, tùy thuộc vào tính cách của hành giả, sự thực hành và mùa. Được ưa thích là những nơi cô tịch có tầm nhìn rộng trong sáng, như đỉnh núi chọc trời hay giữa cánh đồng phì nhiêu. Một số hành giả tìm niềm vui trong rừng, giữa cây cối, động vật hoang dã và chim muông ca hát những khúc hát niềm vui không tuổi tác và chơi đùa không sợ hãi. Những người khác lại thích thực hành ở vùng biển với những cơn song nhảy múa liên tục hay một con sông với dòng chảy tự nhiên, mạnh mẽ. Một số lại chọn những hang động khô ráo trong những thung lung trống mà không gian ở đó an tĩnh tuyệt vời.

Nếu không sống trong cảnh thiên nhiên như vậy, chúng ta nên tìm một chỗ thoải mái trong nhà, sửa soạn thật tốt, và vui thích với nó.

Chọn một căn phòng hay một góc phòng yên tĩnh nhất, ít bị quấy rối bởi điện thoại, trẻ em, người trong nhà, hay bạn bè. Bấy giớ hãy cảm thấy tốt: tốt về nơi chốn, thời gian và cơ hội có được nơi chốn và thời gian đó. Hãy khởi lên lòng hoan hỷ với dịp may này có thể thấu hiểu ý nghĩa tâm linh của cuộc đời bạn.

Nói chung, với người mới bắt đầu nên thực hành một mình, ở một nơi không có những chướng ngại. Sau khi đạt được sức mạnh trong tu tập, chúng ta có thể tìm những hoàn cảnh khó khăn hơn, đòi hỏi sự chịu đựng và kỷ luật nhiều hơn với những chướng ngại như người khác quấy rối hay tiếng ồn của giao thông – chúng ta sử dụng những gian khó này để làm mạnh mẽ mình. Cuối cùng, khi sẵn sàng, chúng ta có thể thực hành khi ở trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất, với mọi loại quyết rũ tinh thần và những cảm xúc hỗn loạn. Thực hành siêng năng theo cách này, chúng ta có thể đối điện với chuyển hóa bất kỳ hoàn cảnh nào thành một nguồn sức mạnh mà không mất đi tâm an bình của mình. Chúng ta sống ở bất cứ nơi đâu, nơi đó trở thành một lâu đài của giác ngộ và sự thanh tịnh. Mỗi một sự kiện sẽ là một lời chỉ dạy. Sau đó, nơi chốn sẽ không còn là vấn đề, chỉ cần duy nhất một việc là chọn nơi để ta có thể phụng sự người khác một cách tốt nhất.

CHỌN THỜI GIAN


Mặc dù bất cứu nơi nào tu tập cũng tốt, với người mới bắt đầu, sự an bình và tĩnh lặng là có lợi. Sáng sớm thì tốt vì là ngày mới mẻ và tâm trí trong sáng. Tuy nhiên, có một số người cảm thấy thư giãn và sẵn sàng thiền định vào buổi chiều. Chọn thời gian, tuân thủ đều đặn và hãy hạnh phúc với thời gian đó. Nếu có thể, chớ để cho việc gì làm phiền nhiễu việc thực hành đều đặn của bạn.



Bất kể thiền định hay luyện tập chữa lành, chúng ta phải trọn vẹn với chúng. Chúng ta không nên mơ tưởng đến tương lai và lập trình trong đầu. Không theo đuổi quá khứ hay bám níu vào hiện tại. Nhiều loại tư tưởng hay kinh nghiệm tâm linh có thể khởi lên trong thiền định, nhưng thay vì bám chấp, hãy để chúng đến và đi một cách tự nhiên.

Hãy thực hành hàng ngày. Thậm chí nếu chúng ta thiền quán  trong một thời gian ngắn, tính kiên định sẽ giúp kinh nghiệm thiền định sống động và vững chắc nơi chúng ta trên con đường chữa lành.

Chúng ta nên thiền định bao lâu? Tâm thức bạn là người chữa lành, vậy câu trả lời tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của bạn. Có thể trong vài phút, hai mươi phút hay một giờ. Bạn có thể thiền định trong nhiều giờ, với những khoảng thời gian nghỉ, trong suốt thời gian dài. Không nên quan tâm thời gian quá đáng, mà nên cảm thấy điều gì là đúng.

Khi chúng ta hạnh phúc, khỏe mạnh và không có những vấn đề bận tâm, đây là điều thật tốt cho sự thực hành. Do vậy, khi đối mặt với đau khổ, chắc chắn sẽ xảy đến, chúng ta sẽ có những phương tiện thiện xảo sẵn sàng sử dụng. Không may, nhiều người trong chúng ta phải cần trải qua đau khố mới có thể chuyển hóa tâm thức đến những giải quyết tâm linh. Khi ở trong sự bối rối và đau khổ, chúng ta có ít cơ hội, năng lực và sáng suốt để tu tập, Ngài Dodrupchen khuyên:

“Khi chúng ta thực sự mặt đối mặt với những tình huống khó khăn thật rất khó cho ta thực hành việc chữa lành. Do đó, thật quan trọng nếu có những kinh nghiệm từ những tu tập tâm linh, để khi những hoàn cảnh bất lợi phát sinh, chúng ta đã sẵn sàng. Có một sự khác biệt lớn nếu chúng ta sử dụng một sự tu tập mà mình đã có kinh nghiệm trong đó.”

TƯ THẾ


Mục tiêu thiết yếu của bất cứ loại tư thế thiền định nào là để thư giãn những bắp thịt và khai mở những kinh mạch trong thân thể để cho năng lực và hơi thở trôi chảy tự nhiên qua chúng. Bất kỳ tư thế nào làm thân thể được thẳng và thoải mái, không gồng cứng, sẽ phát sinh sự trôi chảy tự nhiên của năng lực giúp tâm trí tĩnh lặng và sinh động. Mục đích của những tư thế của thân được giản lược trong câu nói phổ thông của Tây Tạng:

“nếu thân bạn thẳng, những kinh mạch của bạn sẽ thẳng.

 Nếu những kinh mạch của bạn thẳng, tâm bạn sẽ thẳng.”

Một trong những tư thế thiền định của đạo Phật được nhiều người biết đến nhất là Hoa Sen (kiết già), người ta ngồi xếp bằng, chân phải đặt lên đùi trái và chân trái dặt lên đùi phải. Đa số người phương Tây thích ngồi bán già vì dễ hơn, với mọt mắt cá chân đặt lên nếp gấp của chân đối diện (hang). Nếu ngồi trên một đệm nhỏ, nửa thân trên vươn lên một chút để có sự rỗng rang và buông lỏng.

Hai bàn tay đặt trong lòng ( dưới rốn một chút), lòng bàn tay ngửa lên, tay phải đặt trên tay trái với hai đầu ngón cái chạm nhau. Hai khuỷu tay cách thân trong thế tự nhiên giống như cái cánh, không gồng cứng hay ép vào thân, cằm hơi hại xuống để cổ hơi cúi, giúp mắt có teher nhìn rõ phía trước khoảng một đến hai mét, ngay chóp mũi,  đầu lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng. Yếu tố quan trọng nhất là giữ xương sống thẳng.



Một số người có những vấn đề ở lưng nên rất khó ngồi theo kiểu này. Bạn có thể ngồi trên ghế để thiền định, nhưng phải chắc rằng giữ được xương sống thẳng ngay thay vì khom xuống. Dù chọn bất cứ tư thế nào điều cần thiết là thoải mái. Bản thân Đức Phật, sau nhiều năm kinh nghiệm tu hành khổ hạnh đã  từ bỏ sự hành xác. Bạn phải được đầy đủ thoải mái để tâm trí có thể buông lỏng và dễ tập trung

Tư thế ngồi để thiền định là tốt nhất, nhưng tâm chúng ta thật sự có khả năng chữa lành dù bất cứ đâu và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chừng nào mà chúng ta còn tỉnh biết. 

SỰ BUÔNG LỎNG


Để thoát khỏi những gắng sức đấu tranh của tâm thức những áp lực của ý niệm và cảm xúc bám chặt chúng ta khi thiền định, chúng ta phải buông lỏng các bắp thịt. Nếu sự căng thẳng tập hợp ở đâu đó trong những bắp thịt hãy đưa tỉnh giác đến vùng đó và cởi mở sự siết chặt. Sự buông lỏng đem lại một tâm trạng tĩnh lặng, trong đó ta có thể thắp lên ngọn nến của năng lực chữa lành. Tuy vậy, sự buông lỏng không có nghĩa buông thả trong lười biếng, vô ý, nửa tỉnh nửa mê hay giấc ngủ. Có những lúc ta cần nghỉ và ngủ, nhưng sự thiền định hiệu quả nhất là với sự tỉnh thức, linh mẫn và trong sáng. Đây là cách để tiếp xúc với bản tánh an bình, hoan hỷ của chúng ta.

Hãy để cho bạn buông xả trong sự chuyển dịch từ thiền định trở lại với hàng ngày. Hãy thức dậy chậm rãi và thư giãn tâm trong những hoạt động của bạn. Theo cách này bạn đem một tâm thức trống rộng vào cuộc sống của bạn. 

NGUỒN & THAM KHẢO

Bài viết trích từ: Năng lực chữa lành của tâm, Tác giả Tulku Thondup

Tham khảo thêm

Hướng dẫn chi tiết về thiền định

Hỏi đáp về thiền Vipasana

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với Như Châu
Như Châu
Ta có thể làm những điều lớn lao! Đúng vậy, nhưng ngoài ra ta còn có thể làm những điều nhỏ nhoi với tình yêu lớn!

 
Nhiều người xem