Chúng ta thường đang làm việc này
lại nghĩ đến việc khác, tâm trí giống như một con chim chuyền cành, nhảy nhót hết
từ ý tưởng này sang ý tưởng khác. Nó khiến chúng ta mệt mỏi, căng thẳng vì
chúng ta bị nó kéo ra khỏi sự bình an.
Bình yên giống như một người đứng
trên tòa nhà, bạn quan sát các dòng ý tưởng, đi qua đi lại, và bạn biết các ý
tưởng đến rồi đi, đến rồi đi, từng đoàn xe một. Khi bạn nhận ra nó thì nó sẽ biến
mất. Tuy nhiên, giai đoạn đầu thực tập sẽ rất khó khăn, vì chúng đến liên tục
và ào ạt. Dần dần chúng sẽ thưa dần, bạn sẽ nhìn thấy khoảng trống giữa các ý
tưởng càng lớn hơn. Đó là tỉnh thức, đó là khả năng nhận biết cách ý niệm, cảm
xúc, tư tưởng, trạng thái. Tuy nhiên chúng ta sẽ dễ thực hiện khi ngồi một chỗ,
không làm gì cả ngoài việc quán sát các ý niệm. Vậy trong công việc thì bạn cần
làm như thế nào?
Khi đó, bạn toàn tâm cho một việc mà vẫn ý thức rõ ràng việc bạn đang làm. Bạn có thể uống trà, quét nhà, rửa bát, đi chợ, nấu ăn, v.v…. Khi chúng ta đang làm thì các ý tưởng cũng nhảy ra để trêu đùa. Chúng ta không cần khó chịu về việc đó, chỉ cần cảm ơn “khách” đã đến chơi nhà, và bạn quay về làm việc của mình. Khoảng khắc bạn tập trung và tỉnh thức vào một việc đó sẽ tạo ra sự bình yên, an lành tự tại. Bạn giải thoát khỏi các tư tưởng, các ý nghĩa hay còn gọi là đang an trú vào hiện tại, bạn ý thức rõ thân thể, công việc và các ý niệm.
Bạn có thể thực tập bằng việc uống trà, hãy uống và chỉ uống thôi. Bạn cảm nhận rõ hương vị, quan sát thấy khói bay lên, môi bạn khẽ chạm vào nước trà, từng ngụm trà đi vào cơ thể mình, bạn quan sát rõ ràng từng chi tiết. Sau đó bạn nhẹ nhàng đặt cốc xuống, hay ôm nó vào lòng để tận hưởng hơi ấm…. Mỗi lần thực tập như vậy, giúp bạn quay về với lâu đài tỉnh thức, nơi đó có sự bình yên, bất động, muôn đời này, nơi đó có hạnh phúc vô biên.
Nhất Thanh