Ngày xưa, người ta rất coi trọng, bởi đó là tế bào của cơ thể quốc gia, là viên gạch xây thành xã hội, nhiều việc trong đời sống tùy thuộc vào tình trạng gia đình. Gia đình không lành mạnh thì xã hội suy yếu, gia đình không hạnh phúc thì xứ sở khốn khổ, và gia đình tan rã thì quốc gia cũng tiêu vong
Để
tạo được một gia đình an lành rất khó, vì ngoài những yếu tố vật chất cụ thể,
còn phải lưu tâm đến khía cạnh tinh thần trừu tượng. Công việc này đòi hỏi nghị
lực vững bền và rất nhiều cố gắng.
Bước
đầu tiên của con người trên đường trở nên thành viên của tổ chức xã hội là sáng
tạo ra một đơn vị gia đình. Mà đã gọi là sáng tạo thì đó không phải là một công
việc nhàn nhã mà đầy trăn trở. Có thể nói đây là một nghệ thuật sống nhất vật
tâm, phối màu sáng tối, hòa âm trầm bổng, một sáng tạo không ngừng, biến hóa
thường xuyên và phát triển liên tục. Bởi vậy, tôi vô cùng cảm phục những người
dám đảm đương công việc này, nhất là những người đã thành công trong việc làm
cho gia đình được khỏe mạnh hạnh phúc
Một
gia đình tươi vui, ấm cúng là nơi nghỉ ngơi bồi sức dưỡng tâm, và đó là gốc rễ
của sự sống, là cội nguồn sinh lực, là căn bản của cuộc đời. Nếu gia đình u buồn,
lạnh lẽo, thì cuộc đời trở nên khốn khổ, người ta sẽ bỏ nhà tìm đến những nơi
vui chơi thỏa thích, được ân cần chiều chuộng, hoặc lê lết lần theo những khoái
lạc xác thân như thú tách bầy mê mải kiếm ăn trong chốn đồng hoang, để rồi sa
chân xuống vực sâu tăm tối. Có biết bao đàn ông, kể cả bậc anh hung quyền uy lừng
lẫy phải lâm vào cảnh ấy!
Thật
ra, như tôi đã nói, sáng tạo dựng xây tổ ấm không phải là việc nhẹ nhàng hoặc
chỉ nhờ thuận tiện, mà cần rất nhiều công khó. Đó là một bức tranh tinh thần đắp
nổi bằng vữa hồ thành thật trộn với mồ hôi, có khi pha thêm nước mắt.
William
Pit, một chính khách nổi tiếng người Anh có lần tâm sự: “Tôi có được thành công
như hôm nay là nhờ công lao của vợ tôi. Bà đã tạo ra cảnh nhà được vui tươi đầm
ấm để tôi có thể nghỉ ngơi và tìm nguồn sinh lực cho hoạt động”
Thật vậy, dù ông chồng có dũng cảm và tài hoa đến đâu đi nữa, nếu người vợ không dịu dàng tế nhị, thì gia đình cũng chịu cảnh u ám giá băng. Mà dù trong cảnh đó, người chồng có thành công, con cái cũng suy đồi, khốn khổ. Chẳng hạn bà Xantippe, vợ của nhà hiền triết Hy Lạp Socrte, thường tạt cả chậu nước dơ vào chồng lúc ông đang suy tưởng, hoặc như vợ của Đức Khổng Tử chắc là quá quắt khiến ngài phải than: “Đàn bà và hạng tiểu nhân khó mà giao tiếp”. Những người đàn bà này không thể nuôi dạy nổi đứa con nào xứng đáng và khó hưởng được tuổi già êm ả.
Trái
lại, có những phụ nữ đã hỗ trợ và khuyến khích chồng thực hiện các hoài bão to
tát, thí dụ như vợ của ông Ito Jinsai (một trong các vị trưởng môn Thần Đạo Nhật
Bản) không để chồng phải bận tâm vấn đề tiền bạc vật chất. Những khi ông nghiên
cứu, suy tư, bà không bao giờ làm rộn dù thấy nhà hết gạo chẳng biết ngày mai lấy
gì để ăn. Hoặc như vợ của Ngài Rai Sanyo tuân theo ý chồng nhịn ăn đãi khách.
Tuy cuộc sống của những người phụ nữ này lam lũ, vất vả, nhìn qua tưởng họ rất
khốn khổ, nhưng thật ra trong lòng các bà rạng rỡ ánh sáng hy vọng và âm ỉ ngọn
lửa thương yêu; nhờ họ mà cả gia đình vững tin bền chí
Để làm cho gia đình đúng nghĩa tổ ấm có nhiều điều kiện, mà trước hết và quan trọng nhất đó là sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ông Emerson, nhà triết học người Mỹ, có nói : “Sức khỏe là điều kiện đầu tiên của hạnh phúc”; một triết gia Hy Lạp cũng nói : “Sức khỏe tạo ra hoan hỉ, và hoan hỉ tạo ra hạnh phúc” . Không có sức khỏe, chẳng ai làm được việc gì, dù có tiền bạc, kiến thức, con ngoan, vợ đẹp, chồng tài.
Một
gia đình khỏe mạnh, đó là một gia đình vui tươi, hạnh phúc, một khu vườn nở rộ
hoa khoe bày hương sắc. Trái lại, gia đình bệnh hoạn chẳng khác gì một mái nhà
mồ vật vờ những bóng ma sầu thảm. Thật vậy, cuộc đời có giá trị gì khi người ta
bệnh hoạn, và sống có ích gì khi đời không thể vui, không thể chơi, chẳng còn
sinh khí và hy vọng! Bởi không ai có thể thực hiện được việc làm gì dù làm lụng
hay chơi bời nếu không có sức khỏe. Vậy, trước hết phải làm xây dựng gia đình
thành một mạch nguồn sức khỏe, một nơi bồi dưỡng tâm hôn. Rồi hằng ngày, sau những
giờ lao động vất vả, chúng ta trở về nhà ngơi nghỉ, mọi nhọc nhằn tan biến
trong cảnh ấm êm với những ánh mắt sáng trọng, nụ cười tươi tắn, giọng nói rộn
vui. Sinh lực được phục hồi, tâm hồn thành thơi, chúng ta hăng hái lao vào công
việc
Đấy,
rõ quang trọng cho vai trò người quản lý mái gia đình, người coi sóc miếng ăn chốn
ở cho các tổ viên. Người này phải có khả năng tạo niềm vui và hạnh phúc cho cuộc
sống, tạo ánh sáng cho hy vọng và làm cho cuộc đời trở nên đáng sống. Đó chính
là phụ nữ, người vợ, người mẹ, “nội tướng” của gia đình. Các bà nắm trong tay một
công cụ đầy quyền năng chi phối sự sống là cái bếp; do đó, điều kiện tiên quyết
để các bà trở thành vợ hiền, dâu thảo, mẹ khôn, một nội tướng giỏi giang là hiểu
được thức ăn tốt xấu thế nào. Không những hiểu mà còn phải biết thực hành. Nếu
hiểu và hành được phương pháp Thực Dưỡng, các bà tự nhiên có lòng kiên nhẫn, cẩn
thận, khéo léo, dịu dàng, tế nhị, nhất là tâm hôn trở nên trong sáng, vị tha và
làm cho gia đình được yên vui lành mạnh.
Có
người hiểu và hành phương pháp Thực Dưỡng rất nhanh, nhưng cũng có người rất chậm.
Xét tốc độ lãnh hội, có thể đánh giá tư cách con người. Người khiêm tốn, chất
phác thì hiểu và hành được ngay; người keeiu ngạo, tài khôn thì lâu hơn, có khi
mất rất nhiều năm, hoặc phải gặp cảnh khổ đau gần chết mới bật sáng. Tôi có người
bạn thân nghe đến phương pháp Thực Dưỡng gần hai mươi năm vẫn không hiểu, dù có
lần sống ở nhà tôi cả chục năm trời. Mãi đến khi con bạn ngã đau ốm, các bác sĩ
đều bó tay, lúc đo bạn mới hiểu. Đừng tưởng bạn tôi là người dốt nát, anh đã lấy
bằng tiến sĩ cảu một trường đại học danh tiếng và làm giám đốc một trung tâm
nghiên cứu khoa học tầm cỡ.
Cũng
có những người thông thái tỏ ra rành rọt lý thuyết của phương pháp Thực Dưỡng
hoặc tự cho mình hiểu hơn thế nữa, nhưng xét cách sống hằng ngày chứng tỏ họ chẳng
hiểu gì hoặc chẳng thực hành những điều họ hiểu. Trái lại, lớp thợ thuyền lao động,
sống giản dị, hồn nhiên mộc mạc thì nghe qua đã hiểu và áp dụng dễ dàng. Trong
lãnh vực Thực Dưỡng, không phân biệt kẻ sang hay người hèn, học rộng hay quê
mùa, thống trị hay bị trị, thầy hay thợ; tất cả đều phải làm lại từ đầu.
Nói
đúng hơn, những ai hiểu và thực hành được phương pháp Thực Dưỡng đều là người rất
quý trọng sự sống và biết rõ:
Sự
sống là kỳ diệu
Sự
sống quý vô cùng
Cuộc
sống rất thú vị
Sống
có mục đích gì
Sống
như thế nào để được hạnh phúc
Nói tóm lại, đó là những người cảm thấy sung sướng khi được sống
Mặc
dù những điều họ biết đều trọng đại, nhưng không phải học ở nhà trường, mà cũng
chẳng có trường nào bày dạy hoặc có đem ra dạy cũng không nên, vì những kiến thức
hạn hẹp của lối giáo dục chuyên môn cũng có thể cản trở không cho người ta giải
quyết rốt ráo các vấn đề này. Muốn hiểu, chỉ cần có lòng khiêm tốn, đơn sơ,
không cố chấp mà linh động, tế nhị.
Tuy
nhiên, ngày nay không ai có đủ thời giờ hoặc chịu bỏ công xem xét dù sơ qua những
vấn đề như vậy. Chúng ta quá bận rộn lo âu về bệnh hoạn, về an ninh hoặc những
chuyện bất ngờ như vỡ nợ hay đảo chính. Ngay cả lúc này ta là một tỷ phú, một
cán bộ có chức có quyền, nhưng sáng mai bừng dậy có thể thấy mình trở thành khố
rách áo ô, mắc nợ đầm đìa vì bão lụt, động đất, ăn cướp, bội phản, tai nạn, khủng
hoảng kinh tế, lật đổ, v.v… và có khi phải chịu sự trừng phạt hoặc khổ đau suốt
đời không cải sửa được dù cố công chạy chữa.
Mặc
dù đang sống bình yên vô sự, không phạm trọng tội, thì đó có thể chỉ là một cuộc
sống qua ngày tẻ nhạt đến trong lòng không cảm thấy chứa chan niềm vui sống và
biết ơn sức khỏe.
Điều
quan trọng nhất, theo tôi nghĩ, để có một đời vui khỏe, đó là hiểu rõ tầm quan
trọng của ăn uống. Ăn uống không những chi phối sức khỏe mà còn ảnh hưởng sâu
xa đến toàn bộ cuộc sống. Người xưa có nói: “Cái bụng không chế cái đầu”. Thật
vậy, ăn đúng sẽ tạo cơ sở cho nghĩ và làm đúng, ăn sai dễ khiến cuộc đời trở
nên rắc rối, phức tạp. Bởi vậy, tôi khuyên các bạn nên áp dụng cách ăn ở theo
phương pháp Thực Dưỡng, trước hết là cho bản thân, kế đó là cho gia đình. Trong
việc này, cả hai vợ chồng nên cùng nhau nghiên cứu học hỏi và thực hành, có như
thế, gia đình mới vui tươi, ấm êm, hạnh phúc và là nguồn cung cấp năng lượng lớn
lao nhất.
Cần
thiết nhất là người vợ, người mẹ phải nắm vững phương pháp dưỡng sinh này để tạo
sức khỏe cho mình, tự nhiên sức khỏe của chồng con sẽ tốt theo. Bởi cái bếp là
phòng bào chế thuốc cho sự sống, và các bà là những dược sĩ. Các bà còn là người
lập chương trình văn hóa văn nghệ, là đạo diễn tấn tuồng đời. Chính các bà quyết
định vở diễn là bi hay hài. Dù chồng có hung bạo, thô lỗ hay ngu muội, người vợ
hiểu được phương pháp Thực Dưỡng, sớm muộn gì cũng xoay chuyển được ông, đôi
khi mất 3, 5, 10 hoặc 20 năm. Nhưng đừng nản, khó khăn càng nhiều và thời gian
càng lâu, thì kết quả càng có ý nghĩa.
Trách vụ lớn lao thường đòi hỏi mất nhiều công sức.
Không
nơi nào u tối, sầu thảm hơn một gia đình bệnh hoạn và không một tội ác nào khủng
khiếp hơn là làm cho gia đình suy nhược. Nếu người vợ, người mẹ quên lãng bổn
phận tự tạo sức khỏe cho mình và cho chồng con, đương nhiên gia đình phải lâm
vào cảnh khốn khổ, và gia đình khốn khổ là đầu mối của sự suy yếu quốc gia, từ
đó dẫn đến sự sụp đô thế giới và tiêu vong nhân loại.
Vậy,
sự nghiệp vĩ đại nhất – cách mạng con người, nghĩa là cách mạng thế giới nằm
trong tay phụ nữ. Thật thú vị và đáng trọng biết bao!
Nếu sự nghiệp được hoàn thành, dù trước phút lâm chung, cũng sung sướng lắm rồi. Nhưng có phải trải bao gian khổ cho đến khi nhắm mắt mà chưa thấy ngày vui, cũng chẳng hề gì. Vì được tận tụy hy sinh suốt đời cho người mình yêu mình mến chẳng phải là niềm vui lớn đó sao? Không có gì phải hối tiếc và than thân trách phận, mà nên dồn hết tâm hết sức để làm. Chẳng những thế, còn phải tri ân cảnh ngộ khó khăn đã kích thích mình thêm năng nổ và biết ơn chồng đã đưa mình vào một sự nghiệp lớn lao. Quả có lòng như thế, thì cuộc đời sẽ thanh thản sướng vui.
Nếu
tôi là đàn bà, tôi sẽ dọn dẹp, quét lau nhà cửa với lòng rộn ra yêu thương. Vui
làm sao khi mọi thứ trở thành sạch sẽ ngăn nắp! Tôi lau chùi cuộc đời, đấy là
niềm vui sướng nhất! Tôi sẽ cắt, nấu rau củ trong bếp. Làm gì tôi cũng nghĩ “mình
đang tạo ra sự sống!”
Tôi
sẽ noi theo những phụ nữ cổ truyền lau chùi bàn ghế, ly chén, soong nồi, quét dọn
phòng ốc, nghĩa là tận tâm làm cho mọi thứ trong nhà sạch gọn! Và cũng giống
như bà cụ ở làng Marignac trên núi Pyrenees, tôi hang hái lau chùi thật sạch cả
cái đèn lồng xách tay mà thân phụ của cụ từng dùng, rồi cẩn thận đặt lên lò sưởi.
Tôi
cũng sẽ lau chùi tỉ mỉ cái đồng hồ treo tương cổ kính lặng lẽ đếm giây tích tắc,
tích tắc, tích tắc có từ thời ông nội. Tôi sẽ dùng nước ấm rửa sạch những cái
chén đất ngày xưa bà nội thường dùng và nhẹ nhàng đặt vào chạn bếp
Rồi
bắt chước bà vợ cảu ông Nurton, giáo sư tiến sĩ khoa học và luật học ở Paris,
tôi vừa lau chùi ngôi nhà ba tầng từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa vừa hát vang những
bài dân ca vui nhộn.
Cũng
như những phụ nữ nay, tôi hiểu rằng biến đổi dơ bẩn thành sạch sẽ, lộn xộn
thành ngăn nắp mới là niềm vui chân chính, vì có sáng tạo. Trái lại, tìm đến những
khoái lạc xác thân chẳng phải là niềm vui thật sự, vì không sáng tạo gì cả, nhiều
khi còn hủy hoại là khác. Niềm vui là kết quả của sự sửa đổi, và người phụ nữ
được quyền và đủ điều kiện tắm mình trong niềm vui đó.
Ohsawa
Nguồn:
Làm thế nào để sống vui