Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Vẻ đẹp thanh tịnh trong Trà đạo Nhật Bản
6.400 người đã xem · Bình luận ·

Vẻ đẹp thanh tịnh trong Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của Nhật. Trà đạo Nhật bản đòi hỏi sự tinh túy cũng như sự kiên nhẫn rất cao của người pha trà. Hãy cùng Văn hóa Nhật tìm hiểu môn nghệ thuật này nhé!
NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Lịch sử trà đạo

Trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Theo truyền thuyết Nhật, ngày đó có vị cao tăng người Nhật là Eisai (1141-1215) đi du học và mang về từ Trung Quốc một loại bột trà xanh được gọi là matcha. Lúc đầu matcha chỉ được dùng như một loại thuốc nhưng sau đó trở thành một thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng và thưởng thức trong các buổi họp mặt. Thời gian này, một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định bởi giới võ sĩ (samurai), giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522-1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà. Đến cuối thời Edo (1603-1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho đến đầu thời Meiji (1868-1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà. Từ đó, công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo, một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

 

2. Nghệ thuật trà đạo

Phòng trà:


Phòng trà được bày biện rất đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Khi khách đến, sẽ được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi. Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn dẫn đến phòng trà. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo, mỗi thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng đem lại cảm giác thanh bình, yên ả. Tại đây, khách dừng lại dùng vòi nước có sẵn trong vườn để rửa tay trước khi vào phòng trà. Chủ nhà trong bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa của phòng trà. Lối vào phòng trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi người đều phải cúi mình để đi, tượng trưng sự cung kính và khiêm tốn.

 


Trong phòng trà, trên tường người ta thường treo những bức thư pháp, những chiếc quạt giấy kiểu Nhật, những bức tranh thủy mặc và có cả những bình hoa được cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre biểu hiện sự chào đón của chủ nhà với khách. Phòng trà không có ghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, cao khoảng 30cm. Người uống trà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa thiền thường sử dụng. Trên bàn đặt một cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa đủ cho bàn trà. “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.

 

Tiệc trà chính:

Những buổi tiệc trà lớn thờng kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ, trước tiệc trà, khách được phục vụ một chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân). Trong thời gian này, chủ nhà tiến hành các bước pha trà.

Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà (khoảng 600C), bằng động tác thuần thục, họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Sau đó, họ nhẹ nhàng dùng chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên hương vị của nó, họ cẩn thật rót vào bình chuyên, rồi từ bình chuyên mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với một cung cách lễ phép.

 

Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng chén trà lên xoay chén ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách lại xoay chén theo hướng ngược lại về chỗ cũ rồi nhẹ nhàng đặt chén xuống. Ngụm cuối cùng, khách thưởng thức trà nên có kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán tưởng, khen ngợi. Khi tất cả đã uống xong, người khách lại cúi mình chào một cách kính cẩn rồi mới ra về.

 

3. Trà đạo và cuộc sống người Nhật

Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hòa, kính, thanh, tịch”. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.

 

 

Qua nghi lễ của một buổi tiệc trà cũng như ý nghĩa, nét đặc sắc của trà đạo Nhật Bản, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ. Mỗi người trong quá trình học hỏi, luyện tập và thưởng thức các bước của một buổi tiệc trà đều phải tỏ ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏi, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện. Thêm vào đó, họ còn học được tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà. Vì thế, việc học trà đạo cũng như khiếu thẩm mỹ, sự cảm nhận nghệ thuật trong cách thưởng trà, ngoài việc thư giãn tinh thần còn có ý nghĩa giáo dục rất cao.

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Thực dưỡng là gì
Như Châu
Thực tức là thật là đúng, dưỡng là chăm sóc. Thực dưỡng là chăm sóc đúng cách không làm bừa, chăm sóc thật sự chứ không qua loa.

 
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.478 người đã xem
Sự kỳ diệu của miso
44.882 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.030 người đã xem
Gạo lứt nếp đỏ rang ăn liền
4.525 người đã xem