Nguyên lý Thay Đổi
“Mọi thứ đều thay đổi trừ sự thay đổi” Heralitus (540-480 BC)
Bạn sẽ thấy sự thay đổi ở mọi khía cạnh của cuộc sống, bạn có thể tìm thấy ví dụ ở mọi nơi, trong tự nhiên chúng có thể phát triển hoặc thoái hóa, từ những thứ hữu hình như nhà cửa, xe cộ, quần áo, thời trang đến những thứ bên trong như đam mê, tính cách, thành công hay thất bại, thậm chí cả tình bạn cũng là đối tượng của nguyên lý thay đổi.
Thay đổi bên ngoài
Hai hình ảnh được sử dụng để minh họa nhiều nhất của cho nguyên lý thay đổi là Chu Kỳ Cuộc Sống và Chu trình của nước:
Trong "Chu Kỳ Cuộc Sống": Hạt giống được gieo xuống đất, tiếp tục phát triển, đâm sâu xuống đất, mọc thành cây, nở hoa ra quả và lại trở thành hạt và phát triển tiếp dưới đất
Trong Chu trình của nước: nước bốc hơi do nhiệt độ của mặt trời, dâng lên cao, kết tụ lại thành mây rồi mưa và rơi xuống đất và lại bốc hơi trở lại.
Chu kỳ của các mùa: Xuân – Hạ - Thu – Đông
Mọi thứ trong cuộc sống đều có chu kỳ của thay đổi. Từ hòa bình sang chiến tranh và ngược lại, từ bất ổn sang ổn định và ngược lại. Cảm xúc con người cũng vậy, từ yêu thương trở thành thù hận và thù hận lại nảy nở yêu thương. Để hạnh phúc con người cần hiểu, thích nghi, đón nhận sự thay đổi như phần tất yếu của cuộc sống. Mỗi sự thay đổi đều đem lại cơ hội và rủi ro, niềm vui và nỗi đau. Người thấu hiểu bản chất thay đổi sẽ không bị thay đổi trói buộc mà tận dụng sự thay đổi để nâng cao sức khỏe, trí tuệ và phát triển phẩm cách cao hơn.
Hiểu biết về nguyên lý thay đổi giúp bạn đón nhận và cởi mở. Chính sự thay đổi mới làm con người sống động, tươi mới mỗi ngày. Có hàng tỷ tế bào chết đi cũng có hàng tỷ tế bào mới sinh ra. Dòng sông tuôn chảy là dòng sông đang đang sống, dòng sông bị bế tắc là dòng sông chết. Sự thay đổi là biểu hiện của năng lượng, sức sáng tạo vô cùng vô tận của tự nhiên. Không có thay đổi con người sẽ tù túng, đóng đinh vào cái cũ, có sự thay đổi con người mới sáng tạo, thăng hoa, cất cánh vào bầu trời tự do.
Nhà triết học Heralitus có nói “chúng ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông” lần thứ hai bạn đến với dòng sông thì không còn phải là dòng sông bạn đã từng tắm lần trước. Nó đã không còn như xưa, nó đã bốc hơi dòng nước cũ, và nó cũng đã đón nhận những dòng nước mới. Nó đang biến đổi từng giây từng phút. Và thực tế thì bạn cũng không như xưa, con người bạn tắm lần trước cũng không giống bây giờ, bạn cũng đã có những tế bào mới, hơi thở mới, niềm vui và nỗi đau mới. Sâu xa hơn nữa, thì bạn cũng không thể tắm một lần trên dòng sông. Từ lúc bạn đặt chân xuống dòng sông đến khi ngâm mình xuống thì dòng sông cũng đã khác, bạn cũng khác đi mỗi giây mỗi phút. Sự thay đổi là bản chất của thực tại.
Những sự thay đổi bên ngoài thường dễ thấy hơn, như đất nước, thành phố, mùa vụ, con người, các phương tiện,.. Sự thay đổi này dễ quan sát, nó là một chu trình từ sinh ra, phát triển, lão hóa và suy tàn. Từ nhà cửa đến cỏ cây và con người đều không ra khỏi quy luật này. Sự thay đổi là không thể tránh khỏi. Sự thay đổi bên ngoài khiến cho tâm lý bạn có thể nảy sinh điều vui vẻ hay bất an. Nếu sự thay đổi có lợi cho bạn thì bạn sẽ vui, còn nếu có hại thì bạn sẽ buồn, phần đông chúng ta đều như vậy. Xong nếu chúng ta nhìn sự thay đổi luôn luôn là cơ hội, luôn mang đến điều mới mẻ, nó là thực tại chứ không phải vấn đề thì chúng ta sẽ đón nhận nó, thích ứng, hưởng ứng và tận hưởng sự thay đổi nhiều hơn.
Thay đổi bên trong
THÂN
Mức độ thay đổi bên trong thường vi tế hơn thay đổi bên ngoài, đó là những cấp độ thay đổi về THÂN – KHÍ - Ý. Chúng ta dường như ít nhận ra sự thay đổi của thân thể cũng đang diễn ra hàng ngày, cái gần nhất thường khó quan sát nhất, xong thực sự nó cũng đang thay đổi. Mỗi ngày chúng ta đi đến cái chết gần hơn, mỗi ngày các tóc có thể bạc hơn, hơi thở có thể khó khăn hơn, mắt mũi có thể mờ đi nhiều hơn. Sự thay đổi về thân cần được quan sát, đánh giá, nhận định thường xuyên. Điều này cũng là nền tảng cho thực dưỡng khi bạn luôn hiểu, ý thức và nhận biết về bản thân mình hàng ngày.
Chúng ta thường đợi khi có bệnh mới chữa, khi vấn đề trở nên nghiêm trọng, hàng ngày cơ thể luôn cho chúng ta những dấu hiệu chỉ dẫn, bạn ăn no hay đói, ngủ ngon hay khó ngủ, bạn thức sớm hay dậy muộn, bạn cảm thấy vui hay buồn, bạn đang lạc quan hay lo lắng, bạn đang tỉnh táo hay mê mờ, bạn đang hứng khởi hay chán chường. Những thông điệp của thân thể luôn báo lên cho chúng ta mỗi ngày, nó trả lời cho những thứ chúng ta đang tiếp nhận hàng ngày. Đó có thể là thực phẩm tốt hay xấu, nên ăn hay nên bỏ. Nếu chúng ta không nhìn thấy những sự thay đổi, những dấu hiệu hay không đọc được những thông điệp chỉ dẫn về thay đổi này thì đến khi đi lệch hướng, lạc đường hoặc đến điểm cụt rồi mới nhận ra là đã đi sai, lúc đó quay về lại rất lâu và rất khó. Nếu từng ngày, chúng ta đều đọc những thông điệp của cơ thể, những tín hiệu của sự thay đổi thì chúng ta đang từng ngày lái chiếc xe thân thể đến đích mà chúng ta mong muốn, đó là sự khỏe mạnh, vui sướng, an vui, giác ngộ.
KHÍ
Hơi thở là thứ đang diễn ra liên tục, là cây cầu kết nối giữa bên trong và bên ngoài, kết nối giữa thân thể và tâm thức. Bạn có thể nhịn ăn nhưng không thể nhịn thở, mặc dù thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra bệnh tật,xong hơi thở cũng là một công cụ để có thể điều chỉnh lại cảm xúc và tiếp thêm cho chúng ta năng lượng hạnh phúc và tự do. Hãy thử nhớ lại những lúc bạn giận dữ, hay lo sợ, những lúc bạn vui mừng hay bình an, thì hơi thở cũng sẽ khác nhau trong từng tình huống.
Phương pháp khí công là phương pháp xây dựng sức khỏe dựa trên nền tảng hiểu biết về sự vận động của khí trong cơ thể. Luồng khí tuy vô hình nhưng tác động nó với thân thể và sức khỏe là rất rõ ràng. Bạn có thể nhịn ăn dài ngày nhưng bạn khó thể nhịn thở trên 5 phút. Khí làm cho tinh thần cũng sảng khoái hơn nếu sống trong môi trường trong lành, nhưng cũng làm ta bực dọc bất an khi sống trong môi trường ô nhiễm.
Khí còn tác động đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Nhiều bệnh do bế tắc về khí có thể được giải quyết nhanh chóng bằng các biện pháp châm cứu, bấm huyệt. Khí góp phần vào sự vận chuyển của dòng máu đi nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng. Oxi là một thành tố của khí tham gia vào phản ứng hóa sinh trong cơ thể, chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng.
Khí thay đổi thường xuyên trong người, mỗi tư thế, hành động, làm thay đổi dòng khí trong người, và dòng khí cũng tác động ngược lại đến tư thế. Khi bạn dũng mãnh bạn sẽ muốn đứng lên, còn khi sợ hãi bạn sẽ muốn co cụm lại. Làm chủ sự thay đổi về khí cũng là cách để điều hòa lại thân và tâm, tác động đến quá trình dương hóa hay ấm hóa cơ thể. Khí cũng là thứ thay đổi, bản chất của nó thay đổi nhanh hơn, vi tế hơn, lan tỏa mạnh hơn, vô hình hơn nên so với Thân
Ý
Ý là những tư tưởng, suy nghĩ, cảm nhận đang diễn ra. Những thứ này còn thay đổi nhanh hơn cả khí và các chuyển hóa trong thân. Nếu bạn có công cụ để đo sóng não thì bạn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên về sự biến đổi, thăng trầm của nó. Nó như một dòng chảy bất tận, không dừng nghỉ. Bằng phương pháp thiền định bạn có thể nhìn rõ hơn các suy nghĩ của mình sinh diệt ra sao, còn các nhà khoa học, với các thiết bị tiên tiến, họ có thể đo lường được sự biến đổi của sóng não. Những hình ảnh về biểu đồ não cho chúng ta thấy nó đang dịch chuyển, vận động, biến đổi không ngừng.
Các Ý như một cái lưới đan xen vào nhau, sự rung động ở một nốt điểm thần kinh sẽ gây ra rung động ở các điểm khác. Ta thấy những hiệu ứng lan tỏa trong hệ thần kinh. Ta cũng có thể thấy sự kết nối giữ Ý và Khí, giữa Ý và Thân. Một số công trình khoa học về thần kinh đã nghiên cứu sự thay đổi của các tế bào thần kinh ảnh hưởng đến liên hệ nhân quả giữa Ý với Khí, giữ Ý với Thân.
Một ý tốt lành, vui sướng cũng có thể làm thay đổi về sức khỏe hay nói cách khác là gây nên tác động tích cực cho Khí và Thân. Ngược lại, ý tưởng bi quan, sợ hãi có thể gây bệnh (tác động tiêu cực) cho thân.
Vì thế có người sáng vui, chiều buồn, bởi vì những biến đổi diễn ra trong Thân – Khí – Ý của họ một cách liên tục, do vô tình hay không đủ hiểu biết để có thể nhận ra những sự thay đổi này. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể chủ động tạo ra sự thay đổi mong muốn nếu nắm được bản chất của sự vận động và chủ động tạo ra nhân tố góp phần thay đổi tích cực. Muốn có sức khỏe tốt, chúng ta cần “đại tu” cả ba phần : Thân – Khí – Ý.
Tóm lại, qua bài này, chúng ta nhận ra sự thật của thực tại đó là sự thay đổi. Mọi thứ có hình tướng, âm thanh đều thay đổi liên tục không ngừng, nó không thể dừng trụ mà luôn biến đổi. Hiểu biết điều này giúp chúng ta lạc quan, tỉnh táo và đón nhận hơn. Cho dù thay đổi đó có tác động như thế nào, thì chúng ta cũng có thể biết được rằng đó là bản chất của thực tại vì thế không cần phải sợ hãi mà luôn có thái độ lạc quan, chủ động và tận dụng sự thay đổi để tạo ra những kết quả mong muốn. Sự thay đổi từ những đối tượng bên ngoài cho đến những đối tượng bên trong. Bên trong ở đây là ba yếu tố quan trọng cấu thành nên thân – tâm hay một con người tổng thể đó là THÂN – KHÍ – Ý.
Trong thực dưỡng, nguyên lý thay đổi được làm rõ hơn với ba khía cạnh: Mọi thứ có bắt đầu thì có kết thúc; Không có hai đối tượng nào giống nhau; và Mọi thứ đều có bề lưng sẽ có bề mặt.
Học thực dưỡng là học các nguyên lý của tự nhiên để tạo ra sự cân bằng giúp khỏe mạnh, hạnh phúc và tăng trưởng trí tuệ.
Ba khóa học giúp bạn từng bước hiểu và thực hành thực dưỡng
1. Bắt đầu: Thực dưỡng căn bản online