Lý luận căn bản của Phương pháp thực dưỡng chính là học thuyết Âm Dương của Á Đông, nhưng Âm Dương được Tiên sinh Ohsawa thuyết giải không mang tính cách siêu hình, trừu tượng, khó hiểu như trong các tác phẩm cổ điển, mà trở nên một hệ thống khoa học, thực tiễn và dễ ứng dụng. Tiên sinh Ohsawa gọi học thuyết Âm – Dương “hiện đại hóa” này là NGUYÊN LÝ VÔ SONG hay NGUYÊN LÝ THỐNG NHẤT của TRẬT TỰ VŨ TRỤ.
Theo đó, vũ trụ hiện tại của chúng ta ban đầu thành hình theo hướng ly tâm, giãn nở - Âm và là một khối khí gọi là nguyên khí. Lực ly tâm - Âm của vũ trụ giãn nở theo hình xoắn ốc toả ra đến một lúc nào đó thì phân nhánh sinh ra một lực mới vận động theo chiều ngược lại: co rút, xoáy vào, hướng tâm. – Dương. Hai lực này(giãn ra và co vào) ảnh hưởng và tác động lẫn nhau tạo nên tính chất điện từ cho nguyên khí, gọi là khí hoặc năng lượng điện từ”.
Lực hướng tâm – Dương co rút, dần dần thu gom năng lượng điện từ và cô đặc thành vật chất tạo nên thiên hà. Thiên hà tiếp tục xoắn vào tâm, tạo ra các thái dương hệ rồi các vì tinh tú. Khi xoắn đến tâm điểm cuối cùng, lực Dương sẽ vận động theo chiều ngược lại: giãn ra - Âm: thiên hà tự giải thể và phóng thích năng lượng hoặc khí
Như vậy, mọi hiện tượng và vạn vật trong vũ trụ không ngừng sinh ra, phát triển, hoại diệt và tái tạo do sự chi phối đồng thời của hai động lực hoặc hai khuynh hướng: Âm và Dương. Âm là động lực hay khuynh hưóng ly tâm. bành trướng , giãn nở, phân tán; trái lại Dương là khuynh hướng hay động lực hướng tâm, thu súc, co rút kết hợp
Hai lực này luôn luôn hoạt dộng có đôi, tuy trái nghịch nhưng bổ túc cho nhau. Như vậy không có gì là hoàn toàn Âm hoặc hoàn toàn Dương, mà hàm chứa cả Âm lẫn Dương; tuỳ theo sự trội vượt của lực này so với lực kia ở một vật hoặc một hiện tượng mà ta gọi vật đó hoặc hiện tượng đó là Âm hoặc Dương.
Trong phạm vi trái đất, Âm và Dương thể hiện bằng hai động lực. Lực đất hay địa khí, và lực trời hay thiên khí. Lựcđất Âm phát sinh do chuyển động quay của hành tinh này, từ tâm trái đất toả ra không gian vô tận. Lực trời Dương gồm sức bành trướng của vũ trụ, bức xạ điện từ, các vũ trụ tuyến, sức ly tâm của các tinh tú, khí áp... từ không gian vô tận xoắn vào tâm trái đất.
TÍNH CHẤT |
VẬT ÂM |
VẬT DƯƠNG |
Nguyên nhân |
ảnh hưởng của lực ly tâm trội hơn lực hướng tâm |
ảnh hưởng của lực hướng tâm trội hơn lực ly tâm |
Khuynh hướng |
tiết ra khí lạnh |
phát ra hơi nóng |
Tính chất |
tăm tối |
ánh sáng |
|
ẩm ướt |
khô ráo |
|
mềm xốp |
cứng chắc |
|
nhẹ |
nặng |
|
thăng lên |
hạ xuống |
|
hình thể rỗng |
hình thể đặc |
|
cao lớn |
thấp nhỏ |
|
dựng đứng |
nằm ngang |
|
màu tím, xanh, lục |
màu vàng, đỏ, nâu |
|
ánh sáng có bước sóng ngắn |
ánh sáng có bước song dài |
Tuy nhiên, gọi là “ Âm” hoặc “Dương” như vậy không có nghĩa khẳng định tuyệt đối, mà chỉ là so sánh tương đương: Vật A có thể Âm hơn hoặc ít Dương hơn hoặc ít Âm hơn vật C; hoặc Âm ở vị trí này, thời gian này, nhưng Dương khi chuyển qua nơi khác hoặc lúc khác.