NGUYÊN LÝ CHU TRÌNH: "MỌI SỰ KHỞI ĐẦU ĐỀU CÓ KẾT THÚC"
“Tự nhiên luôn sáng tạo và đổi mới không ngừng nghỉ”
Mọi thứ đều thay đổi, nó có sự khởi đầu và có kết thúc. Vậy nguyên lý này có giá trị gì? Áp dụng gì trong cuộc đời chúng ta?
Nguyên lý này mô tả mọi hiện tượng đều có điểm bắt đầu và có điểm kết thúc. Cho dù là hiện tượng bên ngoài hay bên trong. Các hiện tượng đều đi từ chỗ hình thành rồi lại tàn hoại. Nếu có điểm bắt đầu thì sẽ có điểm kết thúc. Bắt đầu và kết thúc đó là hai mặt của cùng một vấn đề, là hai mặt của một đồng xu. Đó có thể thành phố, công trình, nhà cửa, tiền bạc…. Hay là bệnh tật, khố đau, tức giận… Mọi hiện tượng có sinh thì có diệt, có sống thì có chết, có được thì có mất, có thành thì có hoại và Có xuất hiện thì sẽ có biến mất.
Các cặp phạm trù tương tự
Sinh – diệt;
Sống – Chết;
Được – Mất;
Thành – Hoại;
Có – Không
Thứ mà có được sinh ra thì sẽ có ngày sẽ bị diệt, tiêu hoại. Vậy nếu bệnh tật có thì nó sẽ cũng đến ngày bị tiêu hoại. Theo thực dưỡng thì không có gì là bệnh nan y hay vĩnh cửu. Đau khổ, nghèo khó cũng vậy. Nếu bạn biết rằng nó có tồn tại thì một ngày nào đó nó cũng sẽ không còn. Do đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng và hiểu về bản chất như một giấc mơ của thực tại. Nó có sinh có diệt, nó giống như một giấc mơ, có hiện hữu xong rồi cũng sẽ biến mất. Điều này giúp chúng ta không sợ hãi, hay dính mắc.
Thứ nhất, chúng ta không sợ hãi khi có vấn đề. Vì bản chất của nó không bao giờ là vĩnh cửu, nó có sinh thì có diệt. Nên chúng ta hoàn toàn vui vẻ, tự tin rằng, sẽ có cách giải quyết. Mọi bài toán đều có lời giải. Còn không có lời giải thì đấy là thực tế, thì cũng chẳng cần phải lo lắng. Quan trọng là tư tưởng của chúng ta không bị tê liệt vì sợ hãi. Nhiều bệnh nhân ung thư không phải chết vì những khối u, mà chết vì sự sợ hãi. Nhiều người đến với thực dưỡng, nhưng không có lòng tin vì không hiểu được rằng có bắt đầu thì có kết thúc. Không bệnh tật nào là không có cách chữa.
Thứ hai là không bị dính mắc vào các hiện tượng. Cái xấu thì chúng ta sẽ ghét, muốn vứt bỏ, xong cái đẹp thì sao, cái chúng ta thích thì sao? Chúng ta luôn muốn có cái mình thích mãi mãi, những người bạn chúng ta yêu quí, những đồ vật mà chúng ta yêu mến, những công việc mà chúng ta đang làm, mọi thứ đều đến và đi. Chúng ta không chấp nhận cả hai mặt thì chúng ta sẽ đau khổ. Vì dù người nào bạn có yêu quí đến mấy, công việc có hay đến mấy nó cũng sẽ không tồn tại mãi mãi. Nếu bạn có bắt đầu rồi bạn cũng sẽ kết thúc với nó. Đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Khi biết nó có kết thúc, thì chúng ta chẳng nuối tiếc, chẳng tham đắm vào cái mà sẽ thay đổi, sẽ biến mất. Như vậy, chúng ta hãy đón nhận mọi thứ diễn ra, đến với chúng ta một cách tỉnh táo, vui sướng. Cho dù là thành công, hay thất bại, cho dù là khó khăn hay thuận lợi, mọi thứ đến để giúp chúng ta hoàn thiện hơn.
Sự bắt đầu là cánh cửa đi đến kết thúc và kết thúc là giúp tạo dựng cho sự khởi đầu. Như vậy niềm vui với cái mới, cái hay luôn hiện hữu. Nếu nó đến hãy vui vẻ, nếu nó đi cũng vui sướng vì giống như một vị khách, mọi hiện tượng đến rồi đi, thành rồi hoại, được rồi mất, đâu có gì mãi mãi để chúng ta phải bám víu hay đau khổ. Nó là sự thật của cuộc đời.
Nguyên lý thay đổi phát biểu dưới dạng : “mọi thứ có khởi đầu sẽ có kết thúc” giúp chúng ta lạc quan khi đối mặt với khó khăn, thử thách, chướng ngại và nó cũng giúp chúng ta buông xả, không dính mắc nếu những thứ tốt đẹp, thuận lợi khi chúng ra đi.
Chúng ta mệt mỏi, khổ đau vì muốn bám vào những thứ thay đổi. Chúng ta bám vào công danh, sự nghiệp, tiền bạc, tài sản, tiếng khen, lời tôn vinh… tất cả những thứ này đều chỉ là hiện tượng, giống như bọt nước, đám mây, bong bóng. Nó chẳng trường tồn để phải xây dựng cuộc đời trên đó. Những thứ vô thường, biến đổi này không phải lúc nào cũng xuất hiện giống như mong muốn. Nó vận hành theo quy luật sinh - diệt, có - không, được - mất, có khởi đầu – kết thúc. Những thứ này làm chúng ta quên mất những gì đang hiện hữu mà theo đuổi những thứ chưa có – hướng đến tương lai, hoặc nhớ tưởng đến những gì đã qua – quay đầu về quá khứ. Cái có thật là cái đang hiện hữu, đó là thực tại ngay bây giờ, ngay ở đây. Trân trọng những gì hiện hữu, hiện thực, sống với cái hiện thực hiện tiền mới làm chúng ta vui sướng và giải thoát khỏi các ý niệm về quá khứ, hay phóng chiếu, tưởng hướng đến tương lai.
Ham muốn vào những cái không thật làm mất đi nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, chúng ta giống như đứa trẻ cố gắng xây dựng ngôi nhà trên cát để rồi con sóng vô thường sẽ lại xóa đi tất cả.
Sáng tạo & Đổi mới
Nguyên lý này là một biểu hiện của vòng xoắn ốc, nó phát khởi từ tâm, và xoay chuyển theo vòng tròn mở rộng. Sự kết thúc không có nghĩa là chấm dứt, nó là sự khởi đầu cho cái mới. Tự nhiên luôn sáng tạo không ngừng. Một cơ hội cũ qua đi thì cơ hội mới lại đến. Sự kết thúc của điều này sẽ mở ra sự khởi đầu cho điều khác. Cuộc sống luôn luôn ban ân huệ đến với chúng ta, nó không bao giờ hủy hoại mà không mang tính sáng tạo. Mọi thứ đến đều cần thiết, cho dù bệnh tật, khó khăn, nghèo đói, … đó đều là những thông điệp, đó đều là những người thầy dạy cho chúng ta cách phải thay đổi. Nhiều người đến với thực dưỡng khi mắc bệnh hiểm nghèo, hay bị bệnh viện trả về với án tử hình. Xong họ vẫn có thể phục hồi, khỏe lại và tự do hơn.
Khó khăn trong cuộc sống cũng giúp bạn nhìn nhận những hành vi đang làm, điều chỉnh lại thái độ, suy nghĩ. Khó khăn còn giúp bạn có động lực để thay đổi, sáng tạo và đổi mới nhiều hơn. Khi thuận lợi, dễ dàng ít ai muốn thay đổi, tốt là kẻ thù của tốt nhất, chúng ta dễ hài lòng với những gì may mắn, thuận lợi. Điều này làm dừng bước học hỏi và phát triển. Nhưng nguy cơ, rủi ro, nghịch cảnh buộc ta phải học hỏi cách làm mới, sử dụng phương pháp mới.
Nhiều người than phiền về y tế, về giáo dục, công ăn việc làm. Xong ít người nhận ra cơ hội ở đó, những bài toán về sức khỏe, giáo dục, công ăn việc làm, khiến chúng ta phải động não, tư duy về những gì đang diễn ra. Sức khỏe không phải do ngành y tế tạo ra, mà là do chính bạn. Bạn cần tìm ra cách thức chăm sóc sức khỏe mới, tiện lợi hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn. Bạn không tin vào hiệu quả của ngành giáo dục, nó có khởi đầu và có kết thúc, vậy tại sao bạn không khởi đầu một chương trình giáo dục mới cho bản thân, cho con em mình. Nếu bạn thấy nền giáo dục hiện nay quá cứng nhắc, quá lỗi thời, bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng một chương trình giáo dục cho bản thân, đâu ai cấm cản bạn làm điều đó. Nếu công việc của bạn chưa tốt, thì không ai cản bạn tạo ra công việc mới có nhiều niềm vui hơn.
Nguyên lý chu trình này là động lực cho sự thay đổi, sáng tạo và đổi mới liên tục. Sự thay đổi chỉ xảy ra khi chúng ta nhận ra những bất cập, những vấn đề không được giải quyết. Còn sáng tạo là chúng ta cần tìm ra cách thức mới để giải quyết vấn đề hoặc đem lại lợi ích nhiều hơn. Đổi mới là áp dụng, thực hành để giải pháp được thực hiện và lợi ích được đem lại, giá trị được mang đến cho đối tượng cần sự sáng tạo.
Như vậy, với nguyên lý chu trình: “có khởi đầu thì có sự kết thúc” giúp chúng ta nhìn nhận các vấn đề, các thách thức như một thứ gì tạm thời để chủ động sáng tạo và đổi mới. Nó cũng giúp chúng ta không dính mắc vào những thuận lợi vì nó cũng tương đối và cũng có lúc phải ra đi, sự không dính mắc giúp chúng ta tự do, vui sướng và tận hưởng những thứ mới lạ, điều không biết. Cuộc sống sẽ là bản hùng ca của tự do, vui sướng và an lành khi không còn chấp mắc vào cả hai, được – mất, có – không, thành – bại.
Thật Vậy Sao?
Thiền sư Hakuin
được mọi
người tán tụng là một bậc đạo hạnh.
Cạnh thiền
thất có một cô gái xinh đẹpmà bố mẹ là chủ một
cửa hàng thực phẩm. Bỗng dưng một hôm
bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang
mang bầu. Cô không chịu khai ai là tác giả của cái bào thai,
nhưng sau bao lần cật vấn cô bảo là Hakuin.
Cha mẹ cô điên tiết lên
đến đối
chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy sao?".
Ngay khi đứa bé vừa chào đời,
nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng,
nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm
sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác
để nuôi trẻ sơ sinh.
Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia
không chịu đựng được lương tâm cắn rứt,
bèn thú
nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng
cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư,
mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.
Hakuin chấp thuận và khi trao
đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy sao?".
Kim Cương Định
Trong chương trình “100 ngày MacroZen”