Các loại viêm khớp:Tổng quát, triệu chứng viêm khớp được phân làm hai loại :
1. Viêm khớp âm (trương giãn): do dùng quá nhiều thức ăn.... và uống cực âm như trái cây, nước trái cây (đặc biệt các loại đuợc trồng ở vùng nhiệt đới), gia vị các thức uống có hương vị, nước ngọt, đường, màu mùi nhân tạo, mật ong, chocolate, cũng như dùng thái hóa các loại cà chua, khoai tây, cà tím, và các loại thức ăn rau củ có nguồn gốc nhiệt đới.
2. Viêm khớp dương (thu rút): Do dùng quá nhiều thức ăn quá dương, như, thịt, trứng, trai sò và các loại động vật khác. Quá nhiều muối và khoáng chất khác, như dùng quá nhiều calcium cộng thêm với việc tiêu thụ các thức ăn làm từ sữa, cũng tạo nên trạng thái co rút thái quá ở các khớp.
Tuy vậy, dù là loại viêm khớp nào, mức độ càng trầm trọng hơn nếu tiêu thụ thêm nhiều mỡ và dầu từ nguồn động vật hay thực vật. Thêm vào đó, cảø hai loại viêm khớp đều càng trầm trọng hơn nếu dùng quá nhiều nước, nước ướp lạnh như soda, bia, rượu và các thức uống ướp lạnh khác. Kem cây đương nhiên cũng là một trong những yếu tố chính góp thêm phần vào đó.
Có hàng trăm loại viêm khớp khác nhau được xác định, tuy nhiên chúng đều có thể được xếp vào loại âm hơn hoặc dương hơn (có vài loại viêm khớp gồm cả hai tính) tùy theo nguyên nhân và tính cách triệu chứng của nó tạo nên.
Chi tiết hơn, chúng ta có thể phân chia hai loại trên thành các phụ lục tùy theo mức độ âm hơn (trương giãn) hoặc dương hơn (thu rút) tùy theo các triệu chứng nó gây ra. Cách sắp xếp này phù hợp với sự am hiểu về sự diễn biến năng lượng nguồn gốc từ phương pháp thực hành châm cứu và các hình thức khác thuộc y học cổ truyền Đông phương kết hợp với phương pháp Dưỡng sinh ngày nay.
Theo cái nhìn dưỡng sinh, âm và dương nảy sinh trong hoạt động liên tục của năng lượng trong thiên nhiên. (Từ năng lượng ở đây được dùng để diễn tả các hiện tượng chứ không ám chỉ các tia sóng bức xạ). Mọi vật ngay cả kim loại, đá quý, kim cương chỉ là những rung động ở cấp độ nguyên tử. Hơn nửa mọi vật đều tự biến đổi trạng thái của chúng; không có một vật gì định tĩnh hoặc không thay đổi.
Trên trái đất, chu kỳ âm, dương bộc lộ ra ngày và đêm, và sự thay đổi các mùa. Ví dụ trong những tháng đông gió lạnh, năng lượng trở nên cô đọng, cây cỏ và loại vật ngưng nghỉ, giảm hoạt động lại, trong khi đó hoạt động của con người cũng trở nên tập trung và thầm kín. Trong các tháng mùa hạ, năng lượng trương giãn thắng thế. Cây cối phát triển xum xuê, phong phú và con người hoạt động hơn, hướng ra bên ngoài hơn.
Thông thường vào ban đêm, năng lượng của bầu khí quyển trở nên tĩnh, hướng hạ, trong khi buổi sáng và suốt ngày đầy ánh sáng, hoạt động hơn và có tính hướng thượng.
Trong chu kỳ này, năng lượng hoạt động đi đi lại lại giữa hai lực co rút và trương giãn, nóng và lạnh, ánh sáng và bóng đêm với giai đoạn thay đổi của hai chiều hướng. Ví dụ như mùa xuân, đại diện cho sự bắt đầu trương giãn, thực vật đâm chồi, nẩy tược và xanh tươi (màu âm), bắt đầu chiếm lĩnh ưu thế. Mùa hạ là thời kỳ tột đỉnh trương giãn, của nhiệt lượng tràn đầy, kích thích cây cỏ thêm tươi tốt trong thế giới thực vật. Và rồi năng lượng biến đổi qua thu phân. Tại Đông phương được gọi lúc này là mùa “hạ chậm” (tại Mỹ gọi là mùa hè Ấn Độ), ta bắt đầu chuyển qua thời kỳ hướng hạ hơn hoặc là thời năng lượng tập trung.
Năng lượng thu hút lên đến đỉnh trong suốt mùa thu, cây cối rụng lá và dần chìm vào trạng thái ngủ yên. Sau đông chí, năng lượng mặt trời dần dần tái hoạt hóa lại năng lượng trong bầu khí quyển và trong vương quốc thực vật. Tiến trình này dần dần được bù lại bởi thời tiết lạnh giá của mùa đông, năng lượng trong bầu khí quyển có khuynh hướng nổi lên giữa hai lực trương giãn và thu hút. Những mô hình tương tự trong chu kỳ ngày và đêm và khắp nơi trong thiên nhiên.
Xuyên qua lịch sử, nhiều tên gọi đã được dùng để diễn tả các giai đoạn của chu kỳ này. Các tên gọi này trong Dưỡng sinh được dùng để diễn tả khuynh hướng ưu thế của năng lượng hoạt động tại mỗi giai đoạn của chu kỳ. Trong Dưỡng sinh xem các giai đoạn của năng lượng chuyển biến như sau:
1. Hướng thượng năng lượng (mùa xuân)
2. Hoạt hóa hoặc trương giãn năng lượng (mùa hạ)
3. Hướng hạ năng lượng (cuối hạ).
4. Thu liễm năng lượng (mùa thu)
5. Phiêu bồng năng lượng (mùa đông)
Các y sĩ Đông phương kết hợp các giai đoạn này với các hiện tượng và đặt tên chúng thành:
1. Mộc
2. Hoả
3. Thổ
4. Kim
5. Thuỷ
Bảng ngũ hành của năng lượng
Bảng sắp xếp này có thể bao trùm tất cả mọi vật trong thế giới tự nhiên. Như trong bảng 2, chúng ta có thể thấy ngay trong thực vật cũng có rất nhiều sự khác nhau, như rễ cây chứa nhiều năng lực tập trung và hướng hạ, còn mầm chồi và lá xanh lớn lá mọc hướng lên trên và nhiều lực trương giãn. Và rồi đặc biệt các rau củ tròn như bắp cải, hành củ thì tùy mức độ chứa năng lực mức giữa. Tương tự như thế, có thể phân biệt các loại ngũ cốc, trái cây và các thực phẩm khác.
Các phần khác nhau của cơ thể, như các cơ quan bên trong, cũng có thể sắp xếp theo phẩm chất năng lượng của nó. Với quan điểm này, mọi vật đều là sự biến thể của năng lượng, cũng không phải là điều gì mới mẻ. Nó đã được ghi chép trong dịch kinh, hoặc trong nội kinh của hoàng đế, quyển sách đầu tiên trình bày nền tảng, lý thuyết của y học Đông phương hàng ngàn năm trước đây. Để biết thêm chi tiết nói về các giai đoạn chuyển biến của năng lượng và các chu kỳ khác của năng lượng, xin xem quyển Dưỡng sinh và y học phương đông, tác giả Micho Kuchi với Phillip Jannetta, nhà xuất bản Nhật (1998) .
Viêm khớp là sự mất cân bằng trong dòng nuôi dưỡng và năng lượng của cơ thể. Như vậy sự hiểu biết về âm dương và các giai đoạn chuyển hóa của năng lượng có thể giúp làm sáng tỏ bí mật của bệnh viêm khớp. Ví dụ như, các khớp trở nên cứng, khô,..... kết dính lại là do sự co cụm quá trớn (năng lượng hướng hạ). Phạm vi trong đó nếu các triệu chứng xuất hiện càng lớn, có nghĩa là mức độ co rút của năng lượng càng nhiều. Và mặt khác, nếu các khớp trở nên sưng phồng, giãn ra, hoặc viêm sưng, thì đó là đặc trưng của năng lượng hướng thượng, trương giãn quá độ. Cấp độ trương giãn qua các triệu chứng xuất hiện càng lớn, mức độ năng lượng trương giãn của viêm khớp càng cao.