Cách trị  bệnh thông thường cho bé
6.328 người đã xem · Bình luận ·

Cách trị bệnh thông thường cho bé

Một số cách đơn giản để chữa trị các bệnh thường xảy ra cho bé yêu của bạn. Giúp bạn có thể tự mình chăm sóc bé trước khi đưa đến bác sỹ.
NỘI DUNG CHI TIẾT

Những bệnh thông thường và cách xử lý:

1.Tiêu chảy: Thông thường phân của bé sẽ chuyển sang màu xanh, đôi khi có chứa máu hoặc chất nhầy. Trẻ sẽ thấy đau bụng, quấy khóc, mất ngủ chán ăn. Nếu trẻ đang còn bú mẹ thì chứng tỏ thực phẩm mẹ dùng đã là quá âm.Dùng trà gạo rang đun trong 20 phút, chắt lấy nước cho trẻ uống, Nước sắc củ cà rốt sao vàng cũng rất tốt cho bé ngừng tiêu chảy. Nên tránh các đồ ăn có gia vị và các thực phẩm quá âm hoặc quá dương.
Nên ngưng tất cả các thực phẩm đặc ăn vào cho bé, nếu có bú sữa bình thì chọn loại sữa không có chứa đường; mẹ thì nên kiêng đường, bột ngọt, các gia vị, nếu có thể mẹ chỉ nên ăn gạo lứt muối vừng, uống nước gạo rang thì bé bú sữa sẽ nhanh chóng ổn định

2.Táo bón: Nếu trẻ đang bị táo bón trong thời kì bú mẹ là dấu hiệu cho thấy thể trạng của bạn quá dương. Ví dụ dùng quá nhiều muối, nguồn sữa mẹ không dồi dào, có thể bạn nghĩ ngơi chưa đủ cũng ảnh hưởng đến nguồn sữa hoặc bạn đã ăn một vài loại thức ăn có nguồn gốc động vật gây nên phản ứng dương trên cơ thể bé mặc dù có thể người mẹ không có phản ứng này.
Loại bỏ dần một số thực phẩm động vật đặc biệt là trứng, sữa và thịt đỏ ra khỏi thực đơn của người mẹ. Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật từ các hạt đậu đỗ như đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ gà, đỗ lăng để tăng cường lượng đạm trong sữa mẹ. Bổ sung thêm rong biển các loại như rong biển Wakame và rong Kombu, miso để tăng cường nguồn sữa mẹ dồi dào.

3.Chất sáp trên đầu trẻ: Hai tháng sau khi sinh, trẻ thường có bệnh da trên đầu, giống như sáp (cứt trâu). Chất sáp này là biểu hiện của việc cơ thể trẻ đào thải protein động vật thừa tích tụ trong cơ thể hoặc trong khi nuôi sữa. Sự đào thải này giúp trẻ lơn nhanh vì vậy không nên bôi thuốc men lên đầu, sự đào thải này sẽ ngừng và thận của trẻ bị tổn hại

Để gỡ ra, nên gội đầu với nước ấm và túi cám để làm mềm sáp, rồi bôi dầu mè lên đầu trẻ rồi lau sạch nhẹ nhàng bằng vải. Túi cám cũng giúp trẻ tránh được nhiều bệnh về da.

Cách làm túi cám: May vải cotton làm thành cái túi nhỏ, cho cám vào và buộc lại. Ngâm trong nước nóng vài phút. Khi có nước có màu trắng đục là dùng được.

4.Trẻ bị đái dầm: Nguyên nhân là do bàng quang quá dương, giãn hoặc co thắt, nếu vừa mới lên giường đi ngủ trẻ đái dầm là do âm. Nếu lúc sáng sớm là do dương. 
Để dương hóa 1 bàng quang trương giãn(âm), trộn 7 phần củ sen phơi khô và 3 phần muối mè đen(làm bằng muối và mè đen). Viên thành từng viên và cho trẻ ăn trước khi đi ngủ
Để âm hóa bàng quang(dương) thì dùng bánh mochi và bắp cải nồi, các loại rau củ màu trắng cũng tốt và ít muối.
Nếu da bé bị ửng đỏ vùng mông, hàng(Hăm),  khi bạn cho con bú bằng sữa mẹ là do bạn ăn hoa quả quá nhiều. Rửa vùng da đỏ bằng nước ấm, bôi dầu mè.

6.Muỗi đốt: trộn bột dentie với nước bọt của bạn rịt vào nơi muỗi đốt sẽ hết ngứa và ngừa được nhiễm độc. Nếu con bạn ăn nhiều đồ ngọt sẽ tạo mùi quyến rũ nhiều muỗi. 

7.Cảm lạnh: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh. Do thay đổi thời tiết, do thực phẩm quá âm hoặc do trẻ chưa quen với thời tiết lạnh từ từ. Thông thường trẻ cần phải được mang đi phơi nắng, cho dù là vào mùa đông và phải thực sự là phơi nắng, cởi dần, giày tất chân và tất tay, đầu tay…dần dần trẻ sẽ thích nghi với việc trời nóng và trời lạnh. Những trẻ dùng quá nhiều điều hòa và dùng máy sưởi nhiều cũng dễ bị cảm lạnh khi thay đổi đột ngột. Vì vậy nếu phải dùng thì cũng phải để nhiệt độ chỉ cao hơn bình thường một chút, đừng chênh lệch quá lớn. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ cần để cho trẻ thích nghi nghi dần với cuộc sống thực hàng ngày.

Nên ăn món súp củ sen trong giai đoạn này. 
Cách nấu: Bào củ sen thành sợi, 1/4 thìa gừng nạo, một nhúm muối nhỏ nấu với nước đun sôi. Ăn khi còn nóng.

Điều chỉnh nhiệt độ để trẻ không bị nhiễm lạnh hoặc thoát nhiệt sau lưng. Sức khỏe của trẻ sẽ gặp vấn đề nếu để vùng dạ dày lạnh do phơi trần. Trẻ nhiễm lạnh sẽ bị ho, sổ mũi và sốt nhẹ. Ăn nhiều hoa quả cũng dễ làm dạ dày lạnh và ảnh hưởng đến tiêu hóa vì nó giết chết các enzim trong ruột và cơ thể sẽ không tạo được chất lượng máu tốt. Loại cảm do âm nên dùng súp miso với hành, nó sẽ trừ khử những vi khuẩn có hại trong dạ dày và làm dạ dày và ruột ấm lên.
Cách thực hiện: Nung một thìa miso trên lò nướng hoặc chảo kim loại cho đến khi miso chuyển sang màu nâu, trộn miso nâu với 1 thìa đầu trắng của hành lá. Thêm một ít nước đun sôi.
Nếu cảm có đau cổ họng, ho, sốt, đau đầu và có chất nhầy thì làm như sau:
Dùng 4 hoặc 5 tai nấm Đông cô(nấm sồi hay nấm Shitake), 2 miếng củ sen dày 1cm và 2 miếng củ cải trắng daikon cùng cỡ.Nấu với 2 bát nước trong một giờ với lửa nhỏ. Lọc và thêm chút nước Tamari uống. Uống mồi lần nửa tách, cách khoãng cho đến khi hạ sốt và hết đau đớn.
Nếu trẻ đau cổ họng:
Dùng súp bột sắn dây trộn với than phổ tai Kombu
Cách làm than phổ tai: Nung trong lò phổ tai Kombu cho đến khi nó chuyển sang màu đen, xay thành bột, để trong lọ.Than phổ tai sẽ làm êm dịu cổ họng. Bột sắn dây giúp than phổ tai dính vào cổ họng hơn là trôi xuống dạ dày. Món này còn tốt cho ruột và dạ dày, trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

8. Sốt: Để hạ sốt nhanh dùng nước ép táo chua, nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ. 
Dùng súp bắp cải nồi, củ cải và hành lá để hạ sốt. 
Cách làm: Trộn 1 muỗng canh củ cải nạo, 1/3 muỗng trà gừng nạo và 1/2 muỗng nước tương Tamari. Rót 1 cốc nước tra bancha vào, đun sôi hỗn hợp này và uống khi còn nóng.
Sau khi dùng súp nói trên, đắp chăn khoãng 20 phút cho trẻ, súp sẽ gây đỗ mồ hôi và hạ sốt.  Hãy cho dùng cho đến khi hạ sốt hẳn
Nếu sốt kèm theo suy nhược, kích động và không tự chủ do dùng quá nhiều các protein từ động vật, bạn nên dùng nước nấm Đông cô
Cách làm: Dùng 3 tai nấm đông cô với 2 cốc nước, đen đun sôi và hầm trong 30 phút. Lọc và thêm 1 thìa nước tương Tamari 3 năm.
Dùng cao đậu phụ để chườm hạ sốt.
Cách làm: Lấy đậu phụ, vắt bớt nước, trộn thêm bột, lấy vải bọc lại rồi chườm lên trán. Dùng cao 15 phút và kiểm soát nhiệt độ của trẻ, vì nhiệt độ sẽ xuống rất nhanh, nếu hạ sốt thì phải bỏ ra nhanh để tránh nhiệt độ của trẻ xuống quá thấp.
9. Ho: Nếu chỉ có ho mà không sốt có thể dùng công thức đơn giản sau:
Lấy 1/2 cốc nước ép củ cải trắng trộn với 1/2 cốc nước và đun với lửa nhỏ cho đến khi sôi và cho trẻ uống.
10. Rối loạn dạ dày, ăn không tiêu, chướng bụng đầy hơi
Khi trẻ đang còn nhỉ, đường dạ dày nằm ngang trong bụng, nên khi trẻ ăn nhiều dễ bị nôn ói. Khi lớn lên dạ dày thay đổi theo chiều dọc nên có thể ăn nhiều hơn.
Để trị rối loạn dạ dày: Dùng nước ép mơ muối hoặc hòa nước mơ với 1 ít trà bancha. Ăn thêm đỗ đỏ nhỏ hạt (xích tiểu đậu) hai đến ba lần mỗi ngày.
Túi muối chườm: Rang 1-4 thìa muối hạt trong 5 phút với lửa vừa cho muối nóng rồi cho vào 1 miếng vải cotton và buộc chặt lại. Đặt túi chườm muối lên dạ dày của trẻ, phủ lên 1 cái khăn mỏng.

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi quản nàng này còn khổ hơn chăn trâu