Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Mang thai và huyết áp cao
2.374 người đã xem · Bình luận ·

Mang thai và huyết áp cao

Huyết áp cao trong thời gian mang thai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả cơ thể mẹ và bé
NỘI DUNG CHI TIẾT

Phụ nữ mang thai thường ít bị huyết áp cao khi mang thai. Lưu lượng máu cần thiết bơm tới các cơ quan sẽ tăng dần tới tuần thứ 20 là khoảng 7 lít/phút. Nếu tim bơm quá nhanh, bà bầu sẽ cảm giác đánh trống ngực dồn dập chứ nhịp tim không đều đặn như trước đó. Sự kết hợp giữa lượng máu tăng lên và hoạt động bơm hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp. Tuy nhiên, trong thai kì, có nhiều yếu tố bảo vệ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi hơn. Nên việc huyết áp tăng không xảy ra.

Progesterone là một hoóc môn của thai kì giúp hỗ trợ sự thay đổi của các mạch máu. Mặc dù đa số ảnh hưởng đều có lợi cho người mẹ nhưng vẫn không thể tránh một số tác dụng phụ như trĩ, giãn tĩnh mạch. Những tác dụng không mong muốn này có thể là sự khó chịu dai dẳng suốt thai kì đối với cơ thể mẹ.

Vậy huyết áp cao là gì?

Tăng huyết áp là tình trạng khi áp lực máu bơm qua động mạch quá cao. Ở mỗi nhịp tim, tâm thất trái (một trong bốn buồng tim) co bóp và tống máu mang oxy đến động mạch chủ. Nếu áp lực bơm máu cao, nó sẽ ảnh hưởng đến thành động mạch. Khi đo huyết áp, số đầu tiên được ghi nhận là huyết áp tâm thu– áp lực động mạch khi tim co. Số thứ nhì là huyết áp tâm trương– áp lực động mạch khi tim nghỉ giữa 2 nhịp co. Đơn vị đo huyết áp là milimet thuỷ ngân (mmHg)– áp lực cần để làm cột thuỷ ngân chạy lên. Cách đo truyền thống là dùng loại máy đo có vòng băng quấn quanh tay và đồng hồ đo. Đây vẫn được đánh giá là cách đo chính xác nhất cho tới nay.

Huyết áp bình thường

Huyết áp bình thường sẽ dưới 140/90. Kết quả này còn phụ thuộc vào cơ thể người mẹ, hoạt động và mức độ giữ nước. Một số người bị tăng huyết áp vô căn trước khi mang thai. Họ cần được theo dõi sát sao hơn vì cả hai mẹ con đều có thể bị ảnh hưởng. Một số người khác xuất hiện tăng huyết áp trước tuần 20 của thai. Thật ra, những người này có thể đã bị tăng huyết áp trước khi mang thai mà họ không phát hiện được. Tất cả những người bị tăng huyết áp trước khi mang thai đều có nguy cơ cao bị tiền sản giật.

Huyết áp bình thường: dưới 140/90

Tăng huyết áp nhẹ: 140/90 đến 149/99

Tăng huyết áp trung bình: 150/100 đến 159/109

Tăng huyết áp nặng: 160/110 hoặc cao hơn

Huyết áp cao khi mang thai có thể ảnh hưởng thế nào?

  • Làm tăng nguy cơ bong nhau thai ở nơi nhau bám vào thành tử cung. Biến chứng này có thể dẫn đến chảy máu và ảnh hưởng tới việc cung cấp máu và oxy cho thai nhi.
  • Phát triển thành tăng huyết áp thực sự sau khi sinh bé.
  • Có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch về sau.
  • Giảm lượng máu nuôi đến em bé, dẫn đến nguy cơ sinh non.

Huyết áp ở thai kì bình thường

Trong suốt thai kì, thường thì huyết áp của người mẹ ít thay đổi trong 30 tuần đầu. Từ lúc này trờ đi đến khi sinh bé, huyết áp có thể tăng nhẹ và thường không cần lo lắng. Nếu tiền sản giật xuất hiện, nó thường xảy ra rất nhanh.

 

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với Như Châu
Như Châu
Thực dưỡng không phải chỉ là ăn uống. Thực dưỡng là phương pháp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

 
MACMOM - THAI KỲ AN TOÀN VÀ KHỎE MẠNH
0 người đã mua
570.000 đ
để đặt mua
Nhiều người xem