Khi tôi bắt tay vào viết những dòng này, tôi tin rằng mình sẽ làm công việc này liên tục, không ngừng nghỉ để phổ biến những kinh nghiệm quý báu mà từ ngàn đời nay ông cha ta đã để lại, một kho kiến thức hữu ích phương Đông mà bản thân tôi và rất nhiều bạn trẻ đã từng từ chối tiếp nhận, để khám phá ra con đường đi thực dụng mà phương Tây đã khởi xướng. Tôi luôn quan niệm con đường trung đạo là con đường dễ đi nhất mà chúng ta có thể ứng dụng vào lối sông để hoàn thành thiên chức tối cao của một người phụ nữ: mang thai và chăm sóc con cái.
Thực sự người phụ nữ có thiệt thòi không khi đảm nhận thiên chức này, tôi đã nghĩ đi nghĩ lại chuyện này hàng trăm lần mà thấy mình không hề thiệt thòi ngược lại mình lại đang làm một điều thiêng liêng và hạnh phúc trong một đời sống của một người phụ nữ.
Vì vậy việc chuẩn bị từ lúc mang thai, sinh con và chăm sóc bé cho đến khi trưởng thành đòi hỏi bố mẹ hay chính xác hơn là người mẹ phải thực sự quan tâm, nghiên cứu, học tập và trưởng thành theo từng giai đoạn phát triển của con. Có một câu nói của người Huế xưa truyền lại cho con cháu mình: " Bỏ con vào dạ là mạ đi tu". Phương ngữ nghe khó hiểu nhưng ý nghĩa của nó là khi có 1 thai nhi đậu lại tử cung, thì đó là lúc người mẹ bắt đầu chặng đường tu tập của mình. Không chỉ có 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau mà là tu tập đến cuối đời.
Trong khuôn khổ những chuyên mục này, tôi chỉ chia sẻ những đúc rút của mình từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 6 tuổi, chặng đường đầu tiên mà tôi đã trãi qua. Hy vọng những kinh nghiệm này có thể giúp ích cho những bạn trẻ lần đầu tiên làm mẹ, khởi đầu xây dựng và bồi đắp lên một nhân tố mới cho xã hội.
1.Kế hoạch có thai
2.Mang thai
3.Sinh con
4.Nuôi trẻ năm đầu tiên
5.Nuôi trẻ năm thứ hai đến sáu tuổi
1. Kế hoạch có thai: Thoạt tiên nghe điều này thì không phổ biến lắm. Thường thì đứa trẻ sẽ chen vào cuộc sống của hai vợ chồng son những lúc bất ngờ nhất, khi chúng ta chưa chuẩn bị thì ta đã sắp trở thành bố và mẹ. Tuy nhiên nếu được, bố mẹ nên có kế hoạch chuẩn bị, cả chúng ta và đứa trẻ đều không bất ngờ và sẽ tận hưởng thời gian hạnh phúc bên nhau sớm nhất có thể.
Giai đoạn chuẩn bị:
Tâm lý và sức khỏe: Hãy sắp xếp một thời điểm mà người mẹ có thể buông bỏ nhiều việc trọng trách nhất có thể; có thời gian để quan tâm đến bản thân từ thể xác đến tâm hồn, thảnh thơi chờ đón hạnh phúc một sinh linh mới sắp đến. Người bố cũng thế là thời điểm không còn căng thẳng, thời điểm sức khỏe tốt nhất có thể, không thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
Tuy nhiên, vấn đề là nếu chuẩn bị quá lâu và quá kỳ vọng đến điều kiện hoàn hảo sẽ làm cho bố mẹ trở nên căng thẳng, mất đi sự thảnh thơi cần có trong thời điểm quyết định.
Thời điểm thụ thai: Có nhiều người mẹ có chu kì kinh nguyệt không đều, thì hoặc là rất dễ thụ thai hoặc là rất khó thụ thai và rất khó tính được ngày con chào đời. Đối với những phụ nữ này nội soi rụng trứng, que thử rụng trứng vẫn là công cụ giúp ích giúp nhận biết được chính xác thời điểm.
Những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều thì dễ dàng hơn, có thể tính toán rất chi tiết và định được ngày rụng trứng theo công thức sau:
Bước 1: Tính chu kì kinh nguyệt, xem chu kì của mình là mấy ngày bắt đầu từ ngày bắt đầu chu kì 1 cho đến ngày bắt đầu chu kì tiếp theo, thường giao động từ 22 ngày cho đến 36 ngày.
Bước 2: Lấy số ngày trừ cho 14, sẽ ra ngày rụng trứng. Ví dụ 36-14=22, vậy ngày 22 sẽ là ngày rụng trứng, thời điểm vàng sẽ là từ ngày thứ 21 đến ngày 23.
Vậy thì người mẹ có thể có một thời điểm thụ thai tương đối để chuẩn bị.
Dinh dưỡng trong giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn mang thai: Cần ăn uống đầy đủ trong giai đoạn này là điều mà ai cũng biết. Nhưng theo nguyên tắc thực dưỡng, muốn sản sinh ra được một em bé khỏe mạnh, xinh đẹp thì cần thiết là phải ăn uống cân bằng âm dương.
Những thực phẩm lệch âm như: măng,cà, giá, nấm, nước đá lạnh, hóa chất độc hại, bột nêm có đường và bột ngọt cần tránh xa. Hoa quả chỉ rất ít ăn nhiều con dễ bị răng hô.(Âm)
Những thực phẩm lệch dương như các thức ăn huyết nhục như trứng, trứng vịt lộn, thịt bò, cá hồi không được khuyên ăn.Thay vào đó các thực phẩm tương đối cân bằng hơn như ngũ cốc nguyên cám(gạo lứt, nếp lứt, yến mạch lứt, đại mạch), các loại đỗ (đỗ đỏ, đỗ gà, đồ đen, đỗ lăng), các loại rau củ như cà rốt, củ sen, củ ngưu bàng; rau chân vịt, súp lơ xanh, rau cải, các loại đậu đỗ tươi; miso và rong biển được khuyên dùng tích cực hơn.
Ngoài ra cần chọn một chế độ tập luyện phù hợp cho bố mẹ từ thời điểm chuẩn bị cho đến lúc sinh con để duy trì trạng thái thảnh thơi, chú tâm.Ví dụ: Yoga, Thiền tĩnh.
Giai đoạn từ bỡ ngỡ đến thuần thục, làm quen với thân hình ngày một nặng nề thêm, cả thân thể của người mẹ và tâm lý đều thay đổi.
Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là khoãng thời gian đứa bé dễ bị tổn thương nhất vì có nhiều quá trình phát triển và tăng trưởng cực kỳ phức tạp diễn ra trong tử cung. Nếu giai đoạn này người mẹ bị đau ốm hay uống thuốc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé sau này.
Tiên sinh Ohsawa đà viết trong quyển Kim chỉ nam cho cuộc sống:
" Thể chất cơ bản của đứa trẻ được hình thành trong vòng 6 năm đầu tiên. Đây là thời gian cốt yếu của con người, nhưng thời kỳ thai nhi trong bụng mẹ còn quan trọng hơn gấp ngàn lần. Trong quãng thời gian 290 ngày trong bụng mẹ, từ 1 tế bào sơ khởi đầu tiên đã nhân lên gấp 3 triệu lần (so với trọng lượng của cơ thể chúng ta chỉ tăng có 20 lần từ khi sinh ra cho đến tuổi 20). Toàn bộ quá trình tiến hóa sinh học của tự nhiên diễn ra trong suốt quá trình mang thai. Do vậy, sức khỏe và hạnh phúc của đứa trẻ phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn quan trọng này".
Biểu hiện lúc mới mang thai:
Mang thai là 1 quá trình rất dương. Từ 1 tế bào đơn lẻ trụ lại và phát triển mạnh mẽ, kỳ diệu và phức tạp, tạo nên quá trình dương hóa đột ngột trong cơ thể của người mẹ. Dấu hiệu thông thường là tắt kinh, buồn nôn, tiểu tiện nhiều, tăng cân và hai vú đầy đặn lên, hay mệt mỏi, chóng mặt, tâm lý thay đổi (có thể sinh ra cáu gắt bất ngờ. Đặc biệt, do tình trạng dương hóa nên người mẹ bị thu hút bởi những thức ăn âm hơn so với trước khi có thai.
Để có một đứa con hạnh phúc, trí tuệ, hay siêu việt thì người mẹ cần phải có sự thay đổi về nhận thức và rèn luyện để tương xứng với đẳng cấp của đứa con. Vì 1 ngày trong thai bằng 300 năm ngoài đười. Một ngày bà mẹ tu tập thì đem lại phước đức 300 năm cho đứa con. Nếu bà mẹ có một chút sân hận, tức giận thì hệ số cũng tương tự.
Vì vậy, khi mang thai là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và thay đổi bà mẹ mãi mãi. Việc nâng cao nhận thức, tu tập lòng từ bi, hay thực hành sự an bình là điều quan trọng nhất cho bà mẹ. Ngoài ra bà mẹ có thể tìm hiểu thêm về THAI GIÁO, để tạo nền tảng vững chắc cho sự hạnh phúc, trí tuệ, và tầm vóc của đứa con sau này.
Đoạn băng sau hướng dẫn: Dưỡng Sinh, Thai Giáo, Sinh Con Theo Ý Muốn
Giảng sư: Thích Tuệ Hải
BÀI 1: SỨC KHỎE LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ
BÀI 8: TẠI SAO ĂN GẠO LỨT THAY GẠO XÁT TRẮNG
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
BÀI 10: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VẬN DỤNG TRONG SỨC KHỎE
BÀI 11: VẬN DỤNG THỰC DƯỠNG ĐỂ HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG
BÀI 12: BỮA ĂN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN - HÓA GIẢI ĐEN ĐỦI BẰNG THỰC PHẨM