BÍ QUYẾT LÀM GẠO LỨT NẢY MẦM NGON
Khi gạo lứt nảy mầm, chúng ta sẽ cảm nhận rằng gạo lứt là loại hạt tràn đầy sức sống. Điều kiện nảy mầm là nhiệt độ từ 27 -30 độ, 15-50 độ C cũng được. Vì thế ban ngày có thể đặt cạnh cửa sổ, buổi tối đặt nơi ấm áp là có thể nảy mầm. Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt cao nhất là khi mọc mầm. Dinh dưỡng để nảy mầm được mầm non hấp thu, cảm giác ngon miệng có chút giảm sút vì thế cần vớt ra khỏi nước trước khi mầm sắp mọc. Ảnh bên dưới là gạo cần vớt khi gạo vừa nứt nanh mầm, mầm dài nấu sẽ không ngon, có vị chua, không ngọt dẻo,
Khả năng nảy mầm của gạo trong vòng 1 năm sau khi thu hoạch là tốt nhất. Gạo lứt có khả năng nảy mầm càng mạnh thì chất dinh dưỡng và năng lượng càng nhiều.
Gạo mới xát bóc vỏ trấu sẽ chứa đựng nhiều năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao, khi ngâm sẽ nảy mầm đều và mạnh mẽ. Nếu gạo đã xát bóc vỏ quá 1 tháng tỷ lệ mọc mầm sẽ kém hơn rất nhiều lần
Phương pháp bảo quản gạo lứt mầm
Nếu bảo quản trong trạng thái ấm áp, mầm non sẽ tiếp tục dài thêm hoặc thối rửa. Vì thế nên giảm bớt lượng nước, phơi khô 2-3 ngày. Sau khi đã khô hoàn toàn, cất vào trong đồ đựng. Nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể để được 1 tháng
Cách ủ gạo nảy mầm
Cách 1 :
Bước 1: Đổ nước vào gạo, vò sạch, đổ nước vào ngâm. Mùa đông thì ngâm nước nóng mùa hè ngâm nước lạnh.
Bước 2: Sau 8 tiếng thì đổ ra 1 cái bao tải thoáng, cho vào trong thùng xốp đục thủng rất nhiều lỗ , sau 12 đến 14 tiếng thì gạo lên mầm.
Cách 2:
Gạo lứt , nước ấm để ngâm gạo
Dụng cụ:
Rá tre, đĩa thủy tinh hoặc khay phẳng, màng nilon, tăm tre
Bước 1: Vo gạo trong rá tre, động tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lớp ngoài hạt gạo
Bước 2: Cho gạo lên đĩa thủy tinh hoặc trong khay, dàn mỏng. Không được dày quá 1cm, phủ càng dày sẽ càng dễ sinh vi khuẩn, độ dày thích hợp nhất là 5mm. Cố gắng sử dụng dụng cụ có đáy rộng
Bước 3: Ngâm gạo trong nước ấm 30độ
Bước 4: Để tránh cho nhiệt độ giảm xuống, nên bọc lớp màng nilon, dùng tăm châm những lỗ nhỏ phía trên lớp màng để cung cấp dưỡng khí cần thiết để đảm bảo cho gạo mọc mầm
Bước 5: Ban ngày đặt ở bên cửa sổ, buổi tối đặt ở trong phòng khách hoặc những nơi có nhiệt độ ấm áp
Bước 6: Mùa hè, cách 4-5 tiếng, mùa đông cách 7-8 tiếng đồng hồ phải thay nước ấm một lần.Khi thay nước đổ gạo ra rá tre nhẹ nhàng, rửa sạch qua nước. TỪ 24-48 tiếng, phần phôi sẽ mọc ra hoàn chỉnh.
Nấu cơm:
Gạo lứt mầm đổ bỏ nước ngâm.
Gạo lứt mầm nấu cơm với tỉ lệ gạo là 1 gạo 1 nước.
Nếu gạo lứt mầm đã phơi khô nên dùng lượng nước tương đương khi nấu gạo lứt. Nấu trong nồi cơm điện hoặc nồi đất đều được, trình tự nấu giống với thao tác nấu gạo lứt.
Như Châu
Bí quyết trường sinh của người Nhật Bản