Ngày xưa khi đọc truyện Doraemon, mình luôn tò mò không biết loại bánh rán mà mèo máy khoái ăn là loại bánh gì mà sao con mèo ú này mê chết lên chết xuống vậy. Suy nghĩ tới lui vẫn không đoán ra được, chẳng lẽ lại là bánh cam giống ở Việt Nam, nhưng trong truyện vẽ hình bánh rán có 2 lớp và hình như có nhân ở giữa mà bánh rán ở bên mình thì nhìn đâu có giống vậy… Sự thắc mắc không có lời giải đáp làm mình boăn khoăn mãi trong suốt những năm trung học, thời còn ngây thơ và luôn nghĩ rằng thế giới Doraemon là thế giới có thực và ước gì ngày nào đó sẽ được gặp Doraemon và được mèo máy … mời ăn bánh rán hehe … Năm tháng trôi qua, khi những thùng truyện Doraemon đã được dọn lên gác xếp thì những thắc mắc của thuở nhỏ cũng phai nhạt và được thay thế bởi những mối quan tâm và lo âu của tuổi mới lớn hihih. Mặc dầu Doraemon vẫn chiếm vị trí số 1 trong danh sách những nhân vật truyện tranh yêu thích của mình nhưng mình đã từ bỏ mơ ước được nắm tay kết bạn và cùng nhau ăn bánh rán với Mèo máy .. vì mình biết mèo máy là không có thực và…. do vậy những thứ gì liên quan đến mèo máy cũng không tồn tại trên đời ! Tuy nhiên, không phải điều gì người lớn cũng biết hết, vì món bánh rán mà Doraemon khoái ăn thì là một món có thực, tên Nhật là Dorayaki và rất được phổ biến và yêu thích ở xứ hoa anh đào.
Nói về nguồn gốc của bánh, chắc mọi người sẽ nghĩ rằng chắc do mèo máy thích ăn bánh này nên tên bánh cũng có chữ Dora.. đứng đầu giống như tên của Doraemon. Nhưng không phải vậy, trong tiếng Nhật Dora có nghĩa là cái cồng hay cái chiêng. Và sự tích kể rằng ngày xưa có 1 anh Samurai tên Benkei trong lúc trốn chạy quân địch thì ẩn nấp trong nhà 1 bác nông dân rồi sau đó để quên cái chiêng của anh ta ở đó. Thế là, bác nông dân dùng cái chiêng để nướng bánh và từ đó cái tên Dorayaki cũng ra đời (Dora: cái chiêng- yaki: nướng). Bánh Dorayki nguyên thủy chỉ có 1 lớp như bánh Pancake, nhưng dần được biến đổi và thành hình dạng như bây giờ, có 2 lớp và nhân đậu đỏ bên trong. Ở vùng Osaka hay Nara, bánh Dorayki được gọi bằng tên khác, đó là mikasa (三笠) có nghĩa là nón rơm, mà nhìn bánh này cũng giống giống cái nón rơm, nghe dễ thương hen …
Mọi người cũng thử làm Dorayaki với công thức của mình sau đây nha:
Nguyên liệu cho 4 cái bánh
2 cái trứng
100 gram bột làm bánh
1/2 thìa cà phê bột nở
50 g đường
1 thìa canh mật ong
Phần nhân đậu đỏ: 200 gram đậu đỏ Nhật (azuki beans, xích tiểu đậu)
Cách chế biến phần bột bánh:
1. Bột bột làm bánh và bột nở trộn chung và đem đi rây cho bột mịn đều
2.. Trứng cho vào tô đánh tan đều, rồi cho đường vào trộn chung.
3. Mật ong chế từ từ vào hỗn hợp trên và dùng máy trộn đánh tan đều
4. Cho hỗn hợp bột đã rây ở 1 vào đánh chung với hỗn hợp trên rồi dùng vải đậy lại cho vào tủ lạnh cho bột nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1 tiếng.
Nướng bánh
1. Cho ít dầu ăn vào chảo
2. Múc khoảng 2 thìa canh bột cho vào chảo, đổ bánh ra dạng hình tròn
3. Bật lửa nhỏ, khi mặt bánh xuất hiện tổ ong thì ta trở mặt bánh.
Khi mặt bánh xuất hiện tổ ong thì ta trở mặt bánh
4. Khi 2 mặt bánh chín vàng thì được, tổng cộng ta sẽ nướng được 8 chiếc bánh, sau đó cho bánh ra dĩa, để nguội để chuẩn bị cho nhân vào.
Cách chế biến phần nhân đậu đỏ
Nhân đậu đỏ Tsubu-an . Nguồn: Internet
Nhân đậu đỏ ở Nhật có 2 loại: 1 loại là được xay nhuyễn như paste gọi là Koshi-an, và 1 loại chỉ được tán nhuyễn ra bằng muỗng hay phới (nên sẽ vẫn còn sót lại xác đậu) được gọi là Tsubu-an. Hôm nay, bánh của mình làm sẽ dùng Tsubu -an và cách chế biến như sau:
1. Đậu đỏ rửa sạch và ngâm nước 24 tiếng đồng hồ
2. Cho nước vào nồi rồi đun sôi với đậu khoảng 1 phút rồi đổ nước đi. Sau đó rửa đậu bằng nước lạnh rồi tiếp tục đun sôi đậu thêm lần nữa trong 1 phút rồi lại chắt nước đổ đi. Cách đun sôi đậu 2 lần như vậy sẽ giúp loại bỏ chất bẩn trên đậu giúp đậu sau khi đun chín sẽ có hương vị trong lành, thơm ngon.
3. Cho đậu vào nồi lại, rồi đổ nước ngập hơn mặt đậu 1 tí, sau đó đun sôi nước rồi giảm lửa nhỏ để đun cho đậu nhừ, nếu nước cạn nhớ châm thêm nước.
4. Sau khi đậu chín mềm thì nêm đường cho vừa ăn và dùng muỗng khuấy đều cho đường thấm đều vào đậu, rồi nêm thêm ít muối rồi tiếp tục đun thêm 10 phút nữa cho thấm đường và đậu thật mềm nhừ thì bắt xuống bếp, cho vào tô, để nguội.
5. Cuối cùng ta dùng phới nghiền nát đậu ra.
6. Sau đó ta chia đậu thành 4 viên vo tròn rồi cho vào giữa 2 cái bánh như trong hình
Lưu ý:
Bánh Dorayki nguyên thủy có nhân đậu đỏ, nhưng theo nhận xét cá nhân của mình thì nhân đậu đỏ của Nhật rất ngọt, do vậy khi làm nhân các bạn có thể nêm đường theo ý muốn cho bánh đỡ ngọt nha. Ngoài ra, ta nên kết hợp vừa ăn bánh vừa uống trà xanh cho vị ngọt của bánh được trung hòa với vị đắng của trà tạo nên hương vị ngọt thanh thanh trên lưỡi. Thêm 1 lưu ý nữa là ngoài nhân đậu đỏ, ta cũng có thể biến tấu bằng cách cho nhiều loại nhân khác vào bánh như socola, trà xanh, cream
Bánh đã ra lò, mời mọi người vừa uống trà vừa xơi !
Theo www.mirachankitchen.com
Nguyên liệu:
- Rau câu: 1 gói 25gr
- Đường nâu: 200g
- Nước: 1,5l
- Sữa tươi không đường: 440ml (2 gói)
- Đậu đỏ: 200g
Cách làm:
- 1,5l nước bắc lên bếp. Lúc nước còn nguội lấy ra 1 chén để hoà tan rau câu. Nước sôi tim cho rau câu vào. Nấu sôi, thử bằng muỗng xem rc tan hết chưa, thấy nước rc sánh, trong suốt, ko hề lợn cợn là đc. Lưu ý thử bằng muỗng sạch nhé, ko dùng muỗng pha rc hồi nãy. Cho đường vào, quậy đều, tắt lửa.
- Đậu đỏ rửa sạch, cho nước vào luộc chín mềm. Vớt 2/3 lượng đậu ra, cho vào cối xay sinh tố cùng 440ml sữa tươi, xay mịn.
- Lấy rau câu và chất lỏng khác (nước nấu đậu đỏ hoặc hh sữa đậu) vào tô theo tỉ lệ 3:2. Cho từng lớp xen kẽ vào khuôn.