Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Chính bạn đang biến những thói quen tốt thành xấu
2.801 người đã xem · Bình luận ·

Chính bạn đang biến những thói quen tốt thành xấu

Một cách vô thức, chúng ta đã tạo điều kiện cho rất nhiều thói quen tưởng tốt nhưng lại gây hại cho sức khỏe trong sinh hoạt hàng ngày
NỘI DUNG CHI TIẾT

Một cách vô thức, chúng ta đã tạo điều kiện cho rất nhiều thói quen tưởng tốt nhưng lại gây hại cho sức khỏe trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cố gắng thay đổi, nếu bạn cũng nằm trong số những người có các thói quen gây hại sau.

Loại bỏ vi khuẩn một cách triệt để

Thực tế, chỉ có 10% vi khuẩn trong môi trường là có hại hoặc mang mầm bệnh. Còn lại, 90% là vi khuẩn tốt hoặc không có mầm bệnh. Do đó, vi khuẩn cũng là yếu tố cần thiết cho đời sống con người. Tiếp xúc với một lượng vi khuẩn nhất định có thể kích thích hệ miễn dịch của chúng ta.  Việc vô trùng – loại bỏ vi khuẩn một cách triệt để - không có nghĩa là mang đến môi trường sống khỏe mạnh mà ngược lại, sẽ không tốt cho sức khỏe.  

Ăn quá nhiều chất xơ

Bạn thực hiện rất tốt chế độ ăn uống giàu chất xơ, tốt đến nỗi làm hơn cả yêu cầu của các chuyên gia dinh dưỡng. Hãy cẩn thận và nhớ điều này: Chỉ nên hấp thụ 14g chất xơ cho mỗi 1.000 calo tiêu thụ. Nếu nhiều hơn, bạn sẽ bị chứng đầy hơi. Sự đầy hơi diễn ra do tương tác giữa vi khuẩn đường ruột và chất xơ đi qua ruột. Vi khuẩn trong carbohydrate lên men ở ruột mà không được hấp thu ở ruột non, dẫn đến đầy hơi.

Uống quá nhiều nước 

Lời khuyên chung chung mà bạn vẫn thường nghe được là: Hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Nhưng nhiều đến mức bao nhiêu? Cơ thể cần rất nhiều nước để hoạt động. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước có thể dẫn đến hạ natri trong máu. Lượng nước thừa sẽ làm loãng natri trong máu. Hạ natri máu có thể gây buồn nôn, chuột rút, mất thăng bằng, thậm chí tử vong. Trung bình, chỉ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Số lượng nước cần uống phụ thuộc vào mức độ hoạt động, điều kiện sức khỏe và khí hậu xung quanh bạn.

Tắm nước nóng mỗi ngày 

Rất nhiều người có thói quen tắm rửa nhiều lần và kỳ cọ rất kỹ, đến mức sạch bong kin kít mới thôi. Điều này không có lợi cho sức khỏe của bạn. Tắm nước nóng hàng ngày với xà phòng tẩy rửa mạnh không tốt cho da, vì sẽ làm mất lớp chất nhờn, khiến da khô, nẻ và thậm chí nhiễm trùng. Nhưng với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, việc tắm rửa hàng ngày là cần thiết. Vậy phải làm sao? Các chuyên gia khuyên rằng: Nên tắm với nước lạnh hơn, sẽ ít gây khô da hơn nước nóng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng loại gel tắm không xà phòng hoặc kem gốc nước vì chúng không khiến da bị mất quá nhiều chất nhờn và chất ẩm tự nhiên.

Sử dụng xí bệt

Tư thế đi toilet đóng vai trò tương đương, thậm chí lớn hơn việc ăn thiếu chất xơ trong các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ và viêm ruột thừa. Theo đó, bệ xí bệt không phải là một lựa chọn tốt, vì tư thế ngồi bệt khiến bạn phải gắng sức khi đi toilet, làm tăng nguy cơ của bệnh trĩ và bệnh túi thừa. Tư thế ngồi xổm được cho là tốt hơn, vì đây là tư thế tự nhiên hơn, giúp ruột nhu động tốt hơn. Nếu bạn đã quen sử dụng xí bệt, hãy dùng một chiếc ghế nhỏ kê cao chân sao cho đùi và bụng tạo thành góc 35 độ thay vì 90 độ.

Hạ cửa kính khi xe chạy

Vì say xe hay chỉ muốn hít không khí tự nhiên hoặc không chịu nổi không khí bí bách trong xe mà rất nhiều người đã mở cửa kính xe hơi khi lưu thông trên đường. Thật đáng tiếc, đây là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe. Nghiên cứu của trường Đại học Nam California (Mỹ) cho thấy: Chỉ cần ngồi trong xe chạy với cửa kính mở trong 6% thời gian của một ngày cũng khiến chúng ta bị phơi ra với 45% lượng chất ô nhiễm gặp phải trong 24h - quá nhiều trong một thời gian rất ngắn.

Lạm dụng nước rửa tay 

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: Những người thường xuyên sử dụng xà phòng hoặc các loại gel kháng khuẩn có khả năng bị dị ứng hoặc sốt cao hơn những người khác. Vệ sinh sạch sẽ là điều cần thiết, nhưng lạm dụng sẽ gây hại. Thường xuyên rửa tay sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi và làm yếu dần hệ thống miễn dịch. Lời khuyên của các chuyên gia: Tránh sử dụng gel rửa tay nhiều hơn 6 lần/ngày. Xà phòng và nước vẫn tốt hơn cả.

Gấp chăn ngay khi vừa thức dậy

Trong khi ngủ, rất nhiều người bị đổ mồ hôi, đặc biệt là trẻ em. Nếu gấp chăn ngay khi vừa thức dậy, mồ hôi sẽ lưu lại bên trong chăn. Điều này lặp lại lâu dài sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh, làm hại đến sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên trải rộng chăn để làm khô thoáng trong không khí khoảng 10 phút sau khi thức dậy rồi mới gấp.

Tập thể dục quá nhiều

Rõ ràng là bạn rất quan tâm đến sức khỏe khi tập luyện thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu tập quá nhiều (quá sức với thể lực bản thân) sẽ gặp tác dụng phụ. Cơ thể phải làm việc quá sức có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về nội tiết, tăng cân, suy yếu hệ miễn dịch, tổn thương cơ và các vấn đề về đầu gối, bàn chân hoặc lưng.

Ngủ gục trên bàn

Hình ảnh ngủ gục trên bàn làm việc trong giờ nghỉ trưa rất phổ biến. Sau giấc ngủ ngắn này, bạn thường thấy mệt mỏi, không tỉnh táo; cổ, mặt và cánh tay bị ảnh hưởng. Tư thế bị để gập trong suốt quá trình ngủ sẽ làm cổ bạn bị đau nhức, mỏi và đôi lúc mất cảm giác. Các bác sĩ khuyến cáo: Thói quen ngủ gục trên bàn khiến đường máu lên não bị tổn thương khá nặng. Nguyên nhân chính là do máu lên não không được lưu thông thuận lợi, gây hại sức khỏe. Với những người bị cao huyết áp, việc giữ lâu một tư thế ngủ gục sẽ khiến huyết áp tăng rất nhanh. Còn đối với những người sức khỏe kém thì rất dễ bị trúng gió. Ngoài ra, giấc ngủ chập chờn sẽ khiến bạn thêm mệt mỏi. Tốt nhất, hãy tìm một chỗ bằng phẳng để ngả lưng. Một giấc ngủ ngắn nhưng sâu và thoải mái sẽ giúp trí óc tỉnh táo, cơ thể khỏe mạnh.

Dùng dung dịch i-ốt, ô-xy già, cồn, thuốc đỏ để sát khuẩn vết thương hở

Khi da nguyên vẹn, i-ốt là dung dịch lý tưởng để sát khuẩn. Tuy nhiên, khi da bị rách, việc sử dụng dung dịch i-ốt, ô-xy già, cồn hay thuốc đỏ có thể gây độc cho tế bào da, cản trở quá trình lành vết thương. Khi tiếp xúc với vết thương, ô-xy già gây ra một phản ứng hóa học (sủi bọt), không chỉ làm sạch vết thương mà còn giết chết các tế bào mạnh khỏe. Tương tự, khi sử dụng cồn để chùi vết thương, cả tế bào hư và tế bào mạnh khỏe đều bị hủy hoại. Còn khi bôi i-ốt vào vết thương, vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, nhưng vết thương lại không được làm sạch. Về thuốc đỏ, các chuyên gia khuyên tuyệt đối không nên sử dụng vì trong dung dịch này có thủy ngân, rất có hại cho cơ thể. Khi bị đứt tay, trầy xước, cách tốt nhất để làm sạch vết thương và vi khuẩn mà không làm tổn thương mô lành là đặt vết thương dưới một vòi nước mạnh để rửa sạch rồi băng lại. Trước khi băng, có thể dùng mỡ kháng sinh chứa bacitracin hay neomycin để bôi trơn vết thương, khi gỡ băng ra sẽ không bị đau. 

Sưu tầm

 

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Chất xơ
Như Châu
Chất xơ giúp Kích thích ruột co bóp, nhuận tràng.

Bạn có biết chất xơ trong Gạo lứt lớn hơn 3 lần so với gạo trắng ?

​Ăn một hạt bằng 3 hạt đó

 
Nhiều người xem