* Cách dùng gạc, cọ rửa cơ thể và cao đắp Cọ rửa cơ thể bằng nước nóng: Cọ rửa cơ thể với khăn nóng mỗi ngày là cách đơn giản nhất và lại rất hiệu quả để tạo sức khỏe và sinh khí. Nó làm kích thích tuần hoàn, bớt ứ đọng ở các khớp và giúp đánh tan mỡ đọng dưới da.
Sau nhiều năm dùng phó mát, gà, thịt, trứng và các thực phẩm động vật, nhiều người hình thành một lớp mỡ cứng ngay dưới da, làm da khô cứng và giảm đi khả năng tiết mồ hôi.
Lớp da là một trong những cơ quan bài tiết phụ của cơ thể. Khi lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi bị bít do mỡ, độc tố lẽ ra được loại trừ sẽ khu trú lại. Và dần dần lan khắp cơ thể, cuối cùng là sự phát triển của bệnh viêm khớp và các tình trạng thoái hóa khác. Do vậy cọ rửa cơ thể hàng ngày là điều quan trọng để mở các lỗ chân lông và các chất dư thừa sẽ theo đó được thải ra ngoài.
Cũng có thể cọ rửa cơ thể trước và sau khi tắm vòi sen.
* Cách cọ rửa cơ thể : Dùng một chậu nước nóng và một khăn tắm cỡ vừa. Giữ hai đầu khăn và nhúng phần giữa khăn vào chậu nước nóng. Vắt ráo và trong khi còn hơi nước nóng chà xát khắp người.
Cọ rửa từng phần, ví dụ như bắt đầu từ bàn tay, ngón tay rồi dọc lên trên cánh tay, cùi chỏ, nách và mặt rồi xuống ngực, sau lưng, bụng, dưới bụng, mông, cẳng chân, bàn chân và ngón chân.
Phải chà xát đều khắp cơ thể cho làn da trở nên hồng và cảm thấy ấm lên. Bạn có thể thay đổi khăn nóng sau khi chà từng phần hoặc khi thấy khăn đã nguội.
Mỗi ngày cọ rửa như thế một, hai lần. Nếu thực hiện vào sáng sớm nó làm tăng sức sống và thêm năng lực cho bạn. Nếu cọ rửa vào buổi tối, nó sẽ làm dịu stress và áp huyết, cũng như làm cho bạn thư giãn và tươi mát. Mỗi lần thời gian cọ rửa khoảng mười phút là vừa.
Đắp khăn nóng:Đắp khăn nóng được dùng làm giảm căng thẳng ở từng vùng cơ thể và giảm nhẹ đau, nhức và căng cứng của các khớp.
Chuẩn bị như cách trên, gấp khăn lại và đắp liên tiếp lên vùng điều trị. Giữ như thế cho đến khi khăn nguội và lặp lại từ đầu, đắp khoảng mười phút hoặc cho đến khi da vùng đó đỏ lên.
Đắp nóng không được dùng đắp lên các vùng hoặc các khớp đang sưng, nóng, đỏ. Trong trường hợp này tốt nhất nên đắp cao khoai sọ hoặc cao rau xanh để làm dịu đau.
* Đắp gạc gừng : Đắp gạc gừng làm kích thích tuần hoàn, làm tan chất ứ đọng, làm dịu nhẹ tình trạng. Cho thêm gừng nạo vào nước nấu nóng làm hơi nóng xuyên suốt và kích thích hơn.
Cách làm : Bạn có thể dùng loại gừng tươi cỡ vừa, bàn nạo thép và vài cái khăn cỡ trung và một cái nồi có nắp.
Nạo gừng xong, vò cục cho vào trong hai lớp vải, cột lại cho khoảng bốn lít nước cho túi gừng vào nồi, đem nấu sôi, đừng cho sôi bùng sẽ bay hết tinh dầu gừng làm giảm tác dụng. Kế đến khéo lấy túi gừng ra khỏi nồi và vắt nước gừng trong túi vào nồi nước, xong bỏ luôn túi gừng vào nồi. Đậy nắp lại để sôi nhỏ lửa thêm năm phút.
Dùng một cái khăn tắm cỡ vừa gấp nhiều lần theo chiều dài. giữ chặt hai đầu khăn, nhúng phần giữa khăn vào nước gừng nóng. Vắt ráo, nếu khăn còn quá nóng thì lắc nhẹ khăn mấy lượt rồi đắp lên vùng da, đặt thêm một khăn khô lên trên để giữ hơi nóng.
Chuẩn bị thêm một chiếc khăn để đắp nước gừng nữa, như cách trên và thay vào chiếc khăn trước khi nó đã bớt nóng, lặp lại cho đến khi da đã đỏ lên.
Đắp gạc gừng cũng rất tốt cho người lớn bình thường, khỏe mạnh dùng cải thiện sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên không nên dùng trong ca sốt và viêm nóng đỏ. Đối với bệnh ung thư hoặc các ca quá nghiêm trọng nên tìm hỏi một thầy thuốc dưỡng sinh giỏi để được được hướng dẫn thêm.
Gạc gừng làm tan các chất ứ đọng, cứng như trong các bệnh khớp khô co cứng. Tuy nhiên xin nhắc lại không được dùng trên các khớp hoặc các phần khác của cơ thể đang bị viêm, sưng, nóng đỏ.
* Cọ rửa nước gừng : Chuẩn bị như trên và thay vì đắp lên một vùng thì dùng khăn gừng nóng chà xát khắp cơ thể. Có thể áp dụng sau khi đắp gạc gừng hoặc dùng riêng.
Một nồi nước gừng có thể dùng trong hai ngày để cọ rửa cơ thể, hâm nóng lại trước khi dùng (nhớ đừng nấu sôi bùng)
* Cao đậu hũ : Cao đậu hũ dịu, tác dụng mạnh hơn cả nước đá dùng giảm sốt hoặc giảm sưng viêm, sưng đỏ ở các khớp.
Chuẩn bị : Vắt bớt nước, nghiền nhỏ đậu hũ trong cối thêm vào mười đến hai mươi phần trăm bột và năm phần trăm gừng tươi nạo. Trộn đều và phết cao lên một miếng vải sạch. (lớp cao dày độ 1,50cm) áp thẳng lên trán, gáy hoặc các khớp đau. Thay đổi mỗi hai giờ hoặc để vậy cho đến lớp cao nóng lên hay nhiệt độ đã hạ xuống thì bỏ cao ra.
* Cao xanh : Cao rau xanh cũng dùng để hạ sốt, giảm viêm sưng, viêm nóng đỏ ở các khớp.
Chuẩn bị : Xắt nhỏ các lá rau xanh đã rửa sạch (cải xoăn, Cresson), nghiền nhỏ trong cối, nếu có quá nhiều nước thêm bột vào cho vừa, trộn đều, phết hỗn hợp lên vải (dày 1,50cm). Đắp như trên, thay rau mỗi giờ hoặc cho đến khi hỗn hợp rau nóng lên.
* Cao đậu hũ rau xanh: Hỗn hợp hai loại này có tác dụng như trên.
Chuẩn bị : Sau khi nghiền rau xanh thật nhỏ, thêm khoảng 250ml đậu hũ và 5% gừng nạo, nghiền tiếp cho hỗn hợp thật đều. Cách đắp như trên.
* Chườm túi muối : Rang nóng muối; chườm làm ấm và dịu các phần trên cơ thể, như ở vai, sau lưng khi đau nhức. Đắp vào bụng dưới làm giảm tiêu chảy, êm dịu cơn đau bụng kinh. Cũng như các cách đắp nóng khác, không được dùng khi sốt hoặc viêm nóng đỏ.
Chuẩn bị : Rang khô muối trong một chảo thép. Khuấy đều cho đến khi muối thật nóng. Cho muối rang vào trong nhiều lớp vải cotton dày. Đừng dùng túi vải tổng hợp, túi sẽ hỏng. Cột chặt túi lại và bọc thêm một lớp khăn cotton nữa. Chườm vào nơi điều trị cho đến khi túi nguội đi. Nếu cần bạn có thể thay túi khác, nhưng thường một túi là đủ. Để dành muối đó và rang lại dùng nhiều lần, khi muối trở nên xám thì bỏ đi vì nó không còn giữ được hơi nóng lâu nữa.
* Cao củ sen: Củ sen tươi nạo ra dùng hút được chất đàm nhầy trong bệnh viêm mũi, lỗ mũi, cổ họng và viêm cuống phổi.
Chuẩn bị : Rửa sạch củ sen rồi nạo với cây nạo thép trộn thêm 10 đến 15% bột và 5% gừng tươi nạo. Trải một lớp dày độ 1,5cm lên trên một miếng vải côton và áp trực tiếp lên da. Để vậy trong nhiều giờ hoặc qua đêm.
Cao này có thể dùng đắp mỗi ngày trong mười ngày hoặc cho đến khi đã tống khứ hết các chất ứ đọng. Có thể đắp gạc gừng hoặc khăn nóng lên vùng điều trị trước khi áp cao củ sen lên vùng đã ấm và làm tan các chất ứ đọng.
* Bôi dầu mè : Dầu mè giữ cho da khỏe và mềm mại, rất hữu ích làm giảm khi bị bỏng nhẹ hoặc da nứt nẻ.
* Bỏng da : Trước tiên ngâm chỗ bỏng vào nước muối lạnh, rồi áp cao đậu hũ cho đến khi hết đau. Xong bôi dầu mè đặc lên vùng bỏng.Da nứt nẻ. Xoa nhẹ dầu mè lên vùng đau.