Ăn các loại hạt nguyên chất như gạo lứt đỏ có tác dụng chống lại chứng xơ vữa động mạch, chứng đột quỵ do thiếu máu; bệnh tiểu đường, bệnh béo phì.
1. Gạo lứt là nguồn cung cấp mangan ,chất xơ và selen dồi giàu cho sức khỏe:
Chỉ cần 1 lon gạo lứt hàng ngày có thể cung cấp 88.0% giá trị Mangan, giúp tạo ra năng lượng và tổng hợp acid béo từ các loại protein và carbohydrates.
1 lon gạo lứt cung cấp 14% giá trị chất xơ. Nó có thể giúp hạ được lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.Bên cạnh đó, chất xơ trong gạo lứt có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu. Việc ăn gạo lứt hoàn toàn là một lựa chọn sáng suốt và thông minh đối với những người bị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, chất xơ trong gạo lứt đỏ cũng có thể bảo vệ chúng ta tránh được bệnh ung thư kết tràng (ruột già) bởi vì chất sợi trong gạo lứt đỏ là một lọai hóa chất chống lại được bệnh ung thư và bảo vệ các lớp tế bào thành bên trong của đại tràng. Cuối cùng, gạo lứt đỏ còn giúp giảm chứng bệnh táo bón và duy trì bình thường nhu động của đại tràng.
Ngoài việc cung cấp chất xơ hàng ngày, một chén cơm gạo lứt cung cấp 27.3% chất Selen, đây là những chất tạo nền tảng cho sức khỏe của con người. Selen là chất chủ yếu trong quá trình trao đổi chất bao gồm việc tạo ra 1 loại hormone tuyến giáp trong quá trình trao đổi chất, có chức năng miễn dịch và chống oxy hóa.Selen còn ngăn chặn sự gia tăng các tế bào ung thư,loại bỏ các tế bào bất thường, chống lại bệnh tim, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyển, giảm các cơn đau khớp.
2. Gạo lứt ít chứa cholesterol
Tinh dầu trong gạo lứt rất thấp, đây chính là lý do để bạn thay đổi cách ăn uống của mình để có sức khỏe tốt hơn. Khi Marlene Most và các đồng nghiệp ở trường Đại học Louisiana đánh giá về mức độ ảnh hưởng cholesterol của
cám gạo lứt và dầu cám gạo lứt dựa trên một số nguời tình nguyện, kết quả cho thấy lượng cholesterol trên dầu cám gạo lứt thấp đáng kể.
3. Gạo toàn phần và trái cây giúp chống lại căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ
Những nhà y học Mỹ thực nghiệm trên 35.975 nữ bệnh nhân tình nguyện sử dụng gạo lứt đỏ và trái cây. Kết quả tỷ lệ bệnh ung thư vú không còn được phát triển đối với những phụ nữ tiền mãn kinh
Họat chất phenolis có trong gạo lứt đỏ là một tác nhân chống lại nhiều loại bệnh tật cho con người. Bác sĩ Liu và cộng sự của Ông đã chứng minh rằng có mối tương quan giữa phenolis và các loại trái cây như táo, nho đỏ, bông cải xanh và bắp cải. Trong số những lọai trái cây này, số lượng phenolis tự do chiếm 76%. Trong khi đó các lọai hạt kê, lúa mạch, gạo trắng chứa 1%,. riêng gạo lứt đỏ chiếm 99% lượng phenolis
3. Phụ nữ ăn gạo lứt ít lên cân
Một nghiên cứu trong tờ Tạp chí về sức khỏe đề cập đến tầm quan trọng trong việc duy trì tình trạng sức khỏe phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn loại gạo lứt so với các loại gạo đã qua chế biến khác (gạo xát trắng). Ở trường Đại học y khoa Harvard, nghiên cứu 74.000 phụ nữ ở độ tuổi từ 38-63 ăn gạo lứt trong vòng 12 năm, sự tăng cân tỷ lệ nghịch với lượng chất hữu cơ đưa vào cơ thể. Ngoài ra, những phụ nữ này còn tăng cân ít hơn những phụ nữ đang ở chế độ ăn kiêng.
4. Hỗ trợ bệnh tim mạch, rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh:
Chỉ cần ăn gạo lức 6 lần/1 tuần sẽ mang lại kết quả cho các phụ nữ tiền mãn kinh bị cao huyết áp, cholesterol, và các triệu chứng tim mạch khác. Ăn gạo lứt thường xuyên làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, hình thành các tĩnh mạch hẹp nơi lượng máu đi qua. Phụ nữ ăn nhiều trái cây, rau và gạo lứt đã qua chế biến thường ít mắc các bệnh về tim mạch.
5. Làm giảm sự nguy hiểm trong quá trình trao đổi chất:
Các lọai thức ăn khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến các bộ phận của cơ thể. (ví dụ: các chất béo no làm tăng nguy cơ tim mạch trong khi chất béo omega-3 làm giảm mối nguy hiểm của bệnh tim mạch), một số chất carbohydrates có trong hạt gạo nguyên chất rất tốt cho sức khỏe, trong khi đối với hạt gạo đã qua sơ chế và thức ăn làm từ những hạt gạo qua sơ chế thì không tốt bằng.
Kết quả nghiên cứu mới nhất đưa ra những chứng cứ cụ thể như sau: Những hạt gạo đã qua sơ chế và thức ăn làm từ chúng như (bánh mì, bánh quy, các lọai bánh nướng làm từ bột nhão, mì ống và gạo) không chỉ là nguyên nhân làm tăng cân nhanh mà còn tăng mức độ nguy hiểm của việc thấp thụ insulin.
6. Gạo lứt và bệnh tiểu đường:
Gạo lứt và các lọai hạt nguyên chất rất giàu Magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 lọai enzymes giúp quá trình bài tiết glucose và insulin. Trong vòng 8 năm thử nghiệm trên 41,186 người phụ nữ da màu kết quả cho thấy mối quan hệ giữa magie, calcium với căn bệnh tiểu đường.
Chỉ 31% phụ nữ da màu thường xuyên ăn các lọai hạt nguyên chất so với những người ít ăn các lọai thức ăn giàu magie. Khi các phụ nữ ăn kiêng chỉ nạp một chất magie vào cơ thể, khoãng 19% phụ nữ có thể giảm được sự nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường do luợng đường trong máu ở mức độ có thể kiểm soát được. Ăn ít các sản phẩm từ bơ sữa cũng rất có ích, chúng làm giảm đi 13% mối nguy hiểm của căn bệnh.
7. Gạo lứt và xương khớp
Magie và một số chất dinh dưỡng khác từ gạo lứt là nguồn năng lượng quý giá trong việc làm giảm các cơn hen suyển, hạ huyết áp máu, làm giảm các chứng đau nửa đầu, bệnh tim và đột qụy. Magie có tác dụng điều khiển hệ thần kinh và cơ bắp bằng cách làm cân bằng lượng calcium trong cơ thể. Ở nhiều tế bào thần kinh, chất magie đóng vai trò như một vật cản chất calcium tấn công lên các tế bào thần kinh và hoạt động ở đây. Bằng cách ngăn chặn sự tấn công của calcium này, chất magie giữ cho các tế bào thần kinh trong đó có các mạch máu và các cơ bắp được nghỉ ngơi, bớt căng thẳng và mệt mỏi. Nếu như chế độ ăn kiêng cung cấp ít chất magie, chất calcium tự do di chuyển, các tế bào thần kinh sẽ bị quá tải trong việc xử lý thông tin là nguyên nhân của quá trình teo các tế bào thần kinh. Sự dư thừa magie cũng có thể làm tăng huyết áp máu, các cơn co thắt cơ bắp trong đó có cơ tim và làm cản trở thường hô hấp đối với những người bị bệnh hen suyễn
Magie cũng như calcium rất cần cho hệ xương phát triển. Khoảng 2/3 chất magie được tìm thấy trong xương của cơ thể người. Một số người duy trì bộ xương của mình qua việc luyện tập thể dục, số còn lại thì không tham gia các hoạt động này. Việc ăn gạo lứt giúp bổ sung đúng và cần thiết các chất mà bộ xương cần. Một lon gạo lứt hàng ngày mang lại 21.0% giá trị magie.
Ngoài chất niacin được cung cấp, gạo lứt cũng còn có thể tăng lượng hồng cầu trong máu, các phân tử nhỏ trong các mao mạch máu giãn nở, ngăn chặn quá trình oxy hóa nguy hiểm của cholesterol và các tế bào bạch cầu bám chặt và mạch máu.
8. Gạo lứt ngăn chặn được bệnh sỏi mật:
Gạo lứt giúp phụ nữ tránh được bệnh sỏi mật bởi tính chất khó hoà tan của chất xơ cao.
Tại sao các loại thức ăn có chất xơ ít hòa tan lại có thể ngăn chặn được bệnh sỏi mật? Các nhà nghiên cứu cho rằng chất xơ ít hoà tan không những làm cho tốc độ di chuyển thức ăn trong ruột rất nhanh mà còn làm giảm đi sự tiết mật của gan, làm tăng insulin và làm giảm triglyverides (1 loại chất mỡ trong máu). Sự dư thừa này không chỉ có trong gạo lứt mà còn trong những loại hạt nguyên chất. Chất xơ ít hoà tan còn được tìm thấy trong các loại hạt đậu, các loại vỏ trái cây ăn được như cà chua, dưa leo, táo, quả trứng cá, và lê. Ngoài ra, đậu xanh còn cung cấp chất xơ ít hòa tan cũng như hòa tan.
9. Các loại hạt nguyên chất và cá giúp chống lại bệnh hen suyễn ở trẻ em
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về hen suyễn yêu cầu mọi người dân nên sử dụng nhiều loại hạt nguyên chất và cá. Chúng có thể làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh hen suyễn
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu quốc gia về Sức khỏe và Môi trường Hà Lan thuộc Đại học Groningen, sử dụng thường xuyên các câu hỏi trắc nghiệm cho các bậc phụ huynh của 598 trẻ em Hà Lan ở độ tuổi từ 8-13. Họ xác nhận rằng thức ăn trẻ em tiêu thụ bao gồm cá, trái cây, rau quả, các loại hạt nguyên chất và các sản phẩm từ sữa. Tỷ lệ về bệnh hen suyễn và chứng thở khò khè có chiều hướng giảm hẳn.
Ở trẻ em ít ăn cá và các loại hạt, tỷ lệ thở khò khè chiếm hầu hết 20% so với 4.2% số trẻ thường xuyên ăn loại thức ăn này. Trong khi đó, ăn ít các loại hạt nguyên chất và cá tỷ lệ mắc bệnh suyễn chiếm 16.7% và ăn nhiều thức ăn này tỷ lệ bệnh suyễn chỉ chiếm 2.8%