Cách ăn có lẫn đồ ăn là cách ăn khi nào tất cả mọi bệnh tật của ta đã được lành hẳn không còn nữa, bấy giờ ta có thể ăn thêm với đồ ăn. Nhưng cũng phải cần tìm tòi đồ ăn nào không bị nhiễm độc, không bị pha chế và thích hợp với tạng phủ của ta, nấu nướng thế nào để cho đồ ăn của ta luôn giữ được mức quân bình Âm dương với tỷ lệ K/Na = 5/1 (K: âm, Na: dương) hàng ngày thì mới tránh được bệnh tật, dầu là cảm sơ hay sổ mũi.
“Ăn cơm trước, ăn đồ ăn sau”
Nghĩa là ăn thức Dương trước và ăn thức Âm sau
Các bạn dưỡng sinh Tây phương thường ăn 3 miếng cơm rồi đến một miếng đồ ăn. Nhưng người Đông phương ta nên ăn 5 miếng cơm rồi hãy ăn một miếng đồ ăn, vì ăn riêng từng loại đồ ăn như vậy ta mới có thể nhai kỹ được.
Đó cũng là một tiêu chuẩn mà chúng tôi lượm lặt được ở những sách báo dưỡng sinh của các bạn Tây phương.
Ohsawa dạy ta luôn luôn tìm tòi và sáng tạo lấy đồ ăn cho mình, không nên ỷ lại vào người khác, vì như vậy là ta phải mang ơn và bị lệ thuộc.
HẠNH PHÚC, CÔNG BẰNG, TỰ DO phải tự ta tạo ra chứ không ai đem đến cho ta được. Những ai được TỰ DO, CÔNG BẰNG, HẠNH PHÚC mà do người khác đem lại cho mình thì đó là mối nợ, không xứng đáng để hưởng những điều đó.
Quí vị nào nhai không được, có thể ăn bột gạo lứt, hay ăn cháo nấu cho đặc, hay nấu cơm rồi đem giã mà ăn, nhưng điều quan trọng là phải ngậm nhai một lát rồi hãy nuốt.
Khi ăn có thêm đồ ăn, điều cần yếu là ta vẫn phải ăn cơm với nước muối mè trước, sau đó ta sẽ ăn thêm đồ ăn, đó là đúng phương pháp, nhưng cũng có trường hợp phải kiêng, có bệnh có thể ăn với muối mè, có bệnh phải ăn rất ít hoặc không ăn.
Ví dụ: Ta đang bị tiêu chảy thì không nên ăn mè, vì chất dầu của mè sẽ làm cho ta đi tiêu chảy hơn. Tốt hơn là nhịn đói hay có thể tạm thay mè bằng miso – tamari tương đậu nành lâu năm một thời gian, đến khi nào bệnh chấm dứt, ta lại tiếp tục ăn như thường lệ. Đã gọi là “Gạo lứt muối mè” vì vậy phải luôn đi kèm với nhau, trừ trường hợp bất khả kháng.
Cách nấu đồ ăn
PHÉP ĂN THEO TỶ LỆ QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG 5/1 CỦA PHƯƠNG PHÁP OHSAWA
Cách ăn số |
Cốc loại (%) |
Rau xào khô và mặn (%) |
Canh, cháo (%) |
Thịt (%) |
Rau sống và trái cây (%) |
Tráng miệng(%) |
Nước uống |
7 |
100 |
|
|
|
|
|
Uống ít chừng nào hay chừng ấy |
6 |
90 |
10 |
|
|
|
|
|
5 |
80 |
20 |
|
|
|
|
|
4 |
70 |
20 |
10 |
|
|
|
|
3 |
60 |
30 |
10 |
|
|
|
|
2 |
50 |
30 |
10 |
10 |
|
|
|
1 |
40 |
30 |
10 |
20 |
|
|
|
-1 |
30 |
30 |
10 |
20 |
10 |
|
|
-2 |
20 |
30 |
10 |
25 |
10 |
5 |
|
-3 |
10 |
30 |
10 |
30 |
15 |
5 |
Nói tóm lại những thứ gì có tính chất thiên nhiên nấu lên đều uống được cả. Những loại trà đã bị pha chế không nên uống.
NHỮNG THỰC PHẨM TỐI KỴ TRONG KHI ĂN CHỮA BỆNH
Không nên ăn đường, bất cứ đường gì và bằng cách nào
Không nên ăn thực phẩm bị pha chế, hay có nhuộm màu hóa học
Không ăn những thực phẩm có bón phân hóa học hay phun thuốc trừ sâu, phun thuốc kích thích sinh trưởng
Không ăn đồ ngọt, bất cứ dưới hình thức nào kể cả trái cây
Không uống nước đá lạnh, cà phê, cà rem, rượu, la-ve, nước ngọt dưới bất cứ hình thức nào
Không ăn những thực phẩm đóng hộp
Không ăn đồ chua như dấm (vitamin C), bất cứ loại gì kể cả trái cây
Không ăn đồ cay, tiêu, ớt, v…
Không ăn thực phẩm trái mùa, sống sít, khoai tây, cà chua, giá, rau sống, không ăn thịt, cá trứng có hoặc không có trống
Không ăn những thực phẩm cách nơi mình ở quá 50 cây số vì phong thổ không thích hợp (thân thổ bất nhị), trừ trường hợp bất khả kháng.
Nguồn: Gạo lứt muối mè thực dụng, Tự ngừa và chữa bệnh không dùng thuốc theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa; Phùng Ngọc Châu, Phạm Thị Ngọc Trâm biên soạn