CƠM GẠO LỨT NẮM
Cơm lứt nắm
Dùng 1 miếng vải vuông sạch, 1 cái khay hoặc mâm, 1 thìa to, 1 cái rổ thưa, 1 lồng bàn
Nấu cơm lứt cho chín, hơi nhiều nước một chút đem miếng vải nhúng nước sôi, vắt ráo một chút rồi trãi thẳng ra trên khay; xới cơm ra mặt vải. Túm các góc vải thành cái bọc, nhồi mạnh bọc vải cho đến khi cơm nát nhuyễn. Cuốn cơm và lăn tròn thành hình ống,ép chặt cơm. Mở vải ra cho vào rốc thưa đậy lồng bàn lại cho đến khi nguội. Khi ăn, dùng dao sắc căt lát mỏng chấm muối vừng hoặc phết bở vừng, tương miso.
Dùng cơm vắt làm thực phẩm để đi xa rất tiện lợi. Muốn vắt cơm để được thời gian dài cần để thật nguội, làm nhân bằng vài quả mơ muối thực dưỡng hoặc một miếng rong biển phổ tai kho tương.
Có thể cắt cơm thành từng miếng, chiên vàng đều với dầu ngô. Ăn với nước tương Tamari, nước tương thực dưỡng, tương đặc miso hoặc xốt tương mè.
Cơm lứt vắt phơi khô
Nấu và vắt cơm nắm, để thật nguội rồi cắt thành từng lát mỏng đem phơi khô. Khi ăn, nướng hoặc chiên áp chảo, chấm hoặc phết tương miso, tamari, tương bần, hoặc bơ vừng, nếu nướng,
Có thể trộn thêm một ít vừng rang, miso và tương tamari, thêm hành phi vào cơm trước khi vắt.
Người thấp khớp, tê bại, bệnh Parkinson ăn rất tốt.
Cơm thiu làm bánh
Thoạt tiên nghe món này thật kì lạ, nhưng theo TS Ohsawa cơm bị thiu mủn tự nhiên vẫn ăn được, dễ tiêu, các bạn có thể chế biến nó thành các món sau:
Bánh nướng: Nhồi nắm cơm thiu mới thành những lát dẹp và đem nướng vàng hai mặt. Hòa tan tương miso phết vào lát cơm và đem nướng lại cho thấm và ăn nóng
Bánh hấp: Trộn cơm thiu với một ít bột gạo lứt rang hoặc bột sữa thảo mộc rồi nắn thành từng viên tròn cho vào chõ hấp khoãng 1 giờ, lấy bánh ra ăn với muối vừng
Bánh chiên: Lấy viên bánh cơm và bột thả vào chảo dầu sôi chiên vàng đều mặt. Vớt ra để ráo dầu, ăn với muối vừng, tương miso hoặc tương bần
Bánh phồng: Nhồi bột và cơm như món bánh chiên nhưng nhồi thật nhuyễn, cắt ra từng lát, phơi khô. Khi ăn, nướng hoặc chiên phồng chấm Tamari hoặc nước tương.