Thức ăn bắt đầu tiêu hoá từ miệng, nơi nước bọt phải trộn đều với thức ăn. Trong nước bọt có nhiều loại enzim tiêu hoá thức ăn. Enzim amilaza trong nước bọt giúp tiêu hoá thành phần tinh bột trong thức ăn. Nhai kỹ làm cho thức ăn không bị vội vã trôi tuột vào cổ họng, hoặc trôi quá nhanh vào dạ dày. Nuốt vội thức ăn vào dạ dày khiến cho hệ tiêu hóa mệt mỏi, hấp thu kém.
Yêu cầu quan trọng trong dinh dưỡng con người là NHAI CÀNG KỸ CÀNG TỐT, vì nhai kỹ có 7 lợi ích sau:
Trước hết nhai có mục đích cắt nghiền thức ăn thành nhỏ cho dễ nuốt, đỡ mệt cho dạ dày, tránh tình trạng thức ăn khó tiêu, nhất là thịt, ứ đọng lâu sinh sình thối trong ruột; và nhờ vậy, dịch vị (chất acid nhẹ) đỡ tiết ra nhiều, không làm loét đường tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp các chất men và enzim trong nước miếng đủ thời giờ “tiêu hóa” một phần thức ăn ngay tại miệng, như enzim ptyalin thủy phân hạt cốc thành chất đường (đường đa). Hơn nữa, nhiều loại thức ăn chỉ tiết hết hương vị khi nhai kỹ, như hạt cốc và rau củ càng nhai càng thấy ngon ngọt. Ngoài ra, cử động của hàm nhai sẽ kích thích dạ dày, ruột, gan, lách hoạt động hữu hiệu trong quá trình tiêu hóa.
Nhai kỹ làm tiết xuất nhiều nước miếng là một loại thể dịch được các y sư xưa gọi là “cam lộ” (sương ngọt của trời) có tác dụng thấm nhuần tạng phủ, nuôi dưỡng da thịt được tốt tươi, mát mẻ. Trái lại, nhai dối không những làm giảm chất nước miếng quý giá, mà còn khiến thức ăn khó tiêu, bị sình thối trong đường tiêu hóa sinh ra hơi độc ta thường gọi là “sinh nhiệt” gây nên khát nước.
Ngay khi nuốt một hai miếng đầu tiên được nhai kỹ, cảm giác đói đã biến mất, và đến miếng thứ mười, người ta cảm thấy đã có thể ngưng ăn. Tiên sinh Ohsawa có nói: “Nếu chúng ta hao phí dù một hạt cơm hoặc ăn quá nhiều trong lúc có người phải thiếu ăn, thì đó là một tội ác sớm muộn gì cũng bị trừng phạt”. Ăn nhiều quá mức hấp thu của cơ thể sẽ tạo ra chất thừa không tiêu hóa hết. Chất thừa ứ đọng trong người sẽ sinh ra những triệu chứng như mệt mỏi, phù nề, nổi u nhọt, làm giảm tư duy trong sáng, v.v…
Khi ăn, tuyến mang tai tiết ra một kích thích tố gọi là parôtin. Nhờ nhai, chất này có đủ thời giờ ngấm qua mạch lâm ba (hệ bạch huyết, tân dịch) vào máu đến các tế bào kích thích sự chuyển hóa và do đó, làm đổi mới cơ thể. Hơn nữa, parôtin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra các bạch cầu T (T-lymphocytes) bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (do tác dụng này mà một số nhà y học cho rằng nhai kỹ là một trong những yếu tố phòng chống virut HIV). Nếu ăn không nhai kỹ hoặc nhai dối, parôtin sẽ theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và bị dịch vị hủy hoại.
Ngoài những công dụng đã nói ở điểm 2, nước miếng còn có tính chất giải độc và sát trùng cho răng, miệng; đồng thời cử động nhai làm toàn thể cái đầu vận động nhịp nhàng và do đó, nhai cũng là một cách “thể dục” răng, hàm, mặt.
Nhờ nhai, khí huyết trong đầu được kích thích lưu thông và do đó, não hoạt động hữu hiệu hơn. Động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm (thần kinh thực vật) điều hòa sự dinh dưỡng và hoạt động của các tạng phủ, các tuyến nội tiết, sự co giãn các mạch máu, nhịp tim v.v… và quan trọng hơn cả là tăng cường tiềm thức và tư duy sâu thẳm của con người. Có lẽ vì lý do này, người Việt Nam đã ghép liền chữ “nghiền” với chữ “ngẫm”, nghĩa là nhai nghiền có kỹ thì ngẫm nghĩ mới sâu.
Ngồi nhai chậm rãi yên hòa cũng là dịp để con người nghỉ ngơi thanh thản và tập tính kiên nhẫn điềm đạm.
Tóm lại, muốn khỏe mạnh hạnh phúc thì nên nhai kỹ thức ăn. Nhưng để sự nhai phát huy tác dụng cũng cần phải biết cách nhai.
Trước và sau khi ăn phải tỏ lòng biết ơn sự “hy sinh” của thức ăn. Các bạn có thể làm dấu thánh hoặc vái lạy, tâm niệm tùy theo tôn giáo, tập tục truyền thống của mình. Tiên sinh Ohsawa có dạy một bài “Thực niệm” (niệm khi ăn) như sau:
Lời việt
“Thức ăn là sự sống
Thức ăn là thần linh
Chúng ta là thức ăn”
Nhai cho nhỏ, nhai cho nhỏ
Nhai cho thật nhỏ, đấy là sức khỏe
Đấy là hạnh phúc
(Đọc liền ba lần hoặc vừa nhai vừa đọc thầm từng vần hoặc đếm số lần nhai để tập trung tư tưởng. Có thể nói “nhai” là một hình thức tĩnh tâm thiền định)
Tóm lại, bí quyết của phương pháp Thực Dưỡng là “ăn thiên nhiên, đơn giản, vừa phải và nhai
kỹ”
"Nếu mỗi người dân Việt Nam thực hành thực dưỡng một cách đầy đủ, ổn định thì sức khỏe được cải thiện hoàn toàn. Chi phí y tế sẽ giảm và tiến tới bằng không. Chúng ta hoàn toàn chủ động phòng chống và đẩy lùi các căn bệnh nan y như tiểu đường, tim mạch, ung thư,… Ngoài ra chúng ta có thể tạo ra một năng lượng mới về trí tuệ, từ đó đảm bảo được cuộc sống an ổn, hạnh phúc bền vững." Như Châu
Mục đích của thực hành thực dưỡng - 5 Yếu tố hạnh phúc
Mục đích của thực hành thực dưỡng - 7 Tiêu chuẩn sức khỏe