Theo nghiên cứu của Sagen Ishizuka, sự cân bằng natri và kali trong cơ thể đóng vai trog chủ chốt quyết định sức khỏe của bạn và thực phẩm là yếu tố chính tác động đến sự cân bằng này.
Chế độ ăn uống cân bằng natri và kali sẽ giúp cho các cơ bắp và các dây thần kinh hoạt động đúng cách (dù người tập luyện những hoạt động thể chất cường độ cao được khuyên nên ăn nhiều thực phẩm giàu kali hơn). Cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu duy trì được sự cân bằng các chất điện giải và axit.
Hầu hết những người có chế độ ăn phương Tây thường hấp thu quá nhiều muối và phần lớn muối là từ thực phẩm chế biến sẵn. Một trong những nguy cơ cao nhất của chế độ ăn uống nhiều natri là huyết áp cao và từ đó dẫn đến đau tim, đột quỵ và các bệnh về thận.
Theo thực dưỡng, bạn nên chọn những nguồn thực phẩm có chứa kali, đồng thời cũng không chứa quá nhiều natri. Những thực phẩm giàu natri đặc trưng trong thực dưỡng gồm muối, tương miso, nước tương đậu nành (tamari), dưa muối lên men, tekka, mơ muối và các loại rau từ biển (rong biển, tảo biển, cỏ biển...)
Những nguồn thực phẩm giàu kali
Hoa quả và rau củ là nguồn kali lý tưởng, nhưng vì kali là chất hòa tan trong nước nên các thực phẩm chứa kali nên được ăn sống hoặc nấu nhẹ (nhúng tái trong thời gian ngắn - 1 phút hoặc ít hơn, hấp qua hoặc xào). Với rau bina, nếu bạn nhúng rau trong nước nóng chỉ trong một vài phút thôi thì bạn đã làm lượng kali có trong rau giảm đi 56%. Ngoài cách ăn sống hoặc nấu nhẹ thực phẩm thì bạn cũng có thể bổ sung kali qua trà hoặc súp rau củ. Ví dụ như kali trong trà mùi tây vẫn giữ được dù có trong nước.
Những dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu kali:
- Các cơ bắp yếu
- Không minh mẫn
- Mệt mỏi
- Các vấn đề về tim mạch
- Tiêu chảy cấp tính
Cân bằng muối trong chế độ ăn uống
Nếu chế độ ăn uống của bạn có tỷ lệ muối cao thì cơ thể bạn có thể thèm nước, hoa quả và các món tráng miệng. Bởi cơ thể bạn lúc đó đang cố khôi phục và duy trì sự can bằng muối. Chính vì vậy mà nếu bạn đang trong quá trình giảm cân hoặc duy trì mức đường huyết ổn định, hay là kiêng thực phẩm có nhiều đường thì việc cắt giảm thực phẩm giàu natri trong thực đơn là rất quan trọng.
Tuy nhiên, tối thiểu không phải là không có. Thực phẩm mỗi ngày của bạn nên có 1 lượng nhỏ thực phẩm giàu natri. Một vài tip cho bạn: bạn có thể tra 1/2 thìa cà phê miso trong canh hoặc súp; 1 xíu muối trong khi nấu ngũ cốc; hay dùng trong muối dưa; 1 mẩu nhỏ rong biển trong các món ăn chính; hoặc 1 thìa cà phê nước tương đậu nành khi tra nấu. Một vài lần một tuần, bạn cũng có thể rưới một ít bột shiso và tekka khi ăn ngũ cốc; hoặc dùng một ít mơ muối để tra nấu. Bạn có thể giảm lượng muối trong thực đơn của mình bằng nhiều cách khác nhau. Nếu bạn cảm thấy stress, căng thẳng, dễ nóng giận, thèm đồ ngọt hoặc huyết áp cao thì bạn nên giảm muối trong thực đơn hằng ngày.
Muối từ biển
Khi sử dụng muối bạn nên chắc chắn về chất lượng của muối. Muối biển hay các loại muối khác không thực sự đều tốt. Bởi mỗi loại muối mang tính chất khác nhau và năng lượng từ đó cũng khác nhau.
Thực phẩm liên quan tới biển hầu hết đều là thực phẩm giàu natri và giúp chúng ta có trí nhớ sâu, cảm nhận sâu sắc với nhu cầu của cơ thể. Thực phẩm giàu natri được lên men sẽ mang lại năng lượng mạnh mẽ hơn, hãy thử với miso, nước tương đậu nành và dưa muối lên men.
Thực phẩm giàu Kali |
Thực phẩm giàu Natri |
|
- Hoa quả và nước ép hoa quả - Rau củ (tươi sống) - Thịt bò - Lúa mì nguyên cám - Gạo lứt - Thịt gà - Cá (tươi sống) - Sữa chua - Cá hồi (tươi sống) - Mật ong - Thịt cừu - Thịt lợn - Cháo kiều mạch/ bột kiều mạch - Các loại hạt - Con hàu - Ngao - Mì - Tôm - Gà tây
|
- Các loại rau từ biển - Muối - Bánh mì - Bơ - Cua - Miso - Pho mát (ngoại trừ pho mát ricota) - Giăm bông - Nước tương đậu nành - Tekka - Thịt xông khói - Cá ngừ (đóng hộp) - Ôliu - Mơ muối - Rau củ muối lên men - Cải bắp muối - Ngô chiên và các loại snack khác - Xúc xích, lạp xưởng
|