Non credo là một nghĩa khác của một cụm từ Latin có nghĩa là
“đừng tin”. Trong ý nghĩa thuần túy của nó, non credo có nghĩa là tự mình khám
phá bằng trải nghiệm cá nhân. Điều này hỗ trợ quá trình tự tìm tòi, khám phá và
phát hiện, cũng như cho phép nâng lực trực giác có phần đóng góp.
Sự khác biệt giữa niềm tin và kinh nghiệm được nhấn mạnh bởi
nguyên tắc này. Niềm tin được xác định bằng tư duy cùng ký ức và thường được
xây dựng trên những gì bạn cảm thấy là sự thật dựa vào những điều bạn được dạy.
Kinh nghiệm là kết quả của những gì bạn thu được từ hiểu biết cá nhân
Bạn có thể nói lý thuyết về việc leo núi Everest. Từ lời chứng
của những nhà leo núi có kinh nghiệm và bản đồ địa hình chi tiết, bạn có thể hiểu
được khó khăn của việc này, sự thách thức của việc hít oxy từ không khí loãng,
yêu cầu thể lực ở mức cao, biết thức ăn nào cần mang theo, nhu cầu phải có nhiều
lớp quần áo, v.v
Tuy nhiên, thực sự leo nên núi, trải qua bản giao hưởng cảm xúc, trải nghiệm nỗi lo lắng đối với hiểm nguy, sự gắn bó với những người cùng leo núi, trải qua thời tiết khắc nghiệt và đạt được thành công cuối cùng khi lên tới đỉnh cao sẽ cho ta một trải nghiệm vô song mà việc khái niệm hóa về nó không bao giờ sánh kịp. Trong ví dụ này, niềm tin là sứ giả của trí tuệ
Xét tận cùng, non credo có nghĩa là đặt câu hỏi, thách thức
và cố gắng trải nghiệm mọi thứ từ một quan điểm toàn diện hơn. Đó là sự khác biệt
giữa người miêu tả hương vị của một trái cây nhập ngoại và người thực sự nếm
nó.
Đừng tin không giống với nghi ngờ
Đừng tin nghĩa là bạn cần có thái độ khách quan, trung lập
và tìm hiểu một cách nghiêm túc sau đó trải nghiệm ở mức độ cho phép. Đứng trước
một vấn đề mới thường bạn sẽ nghi ngờ, điều này là cơ chế phòng thủ tự nhiên, bạn
đánh giá trước khi tham gia hay đầu tư thời gian vào cho trải nghiệm. Nhưng nếu
nghi ngờ mà không suy xét, tìm hiểu thấu đáo thì có thể mất đi cơ hội. Xong tin
tưởng một cách mù quáng cũng dễ bị trả giá, mắc sai lầm, hay bỏ cuộc sớm.
Bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi nghi vấn để tìm hiểu thông
tin, hiểu rõ những gì mình sẽ phải trải qua, khi bạn càng có đủ thông tin thì
việc trải nghiệm cũng càng dễ thành công hơn. Những người đến với thực dưỡng.
Qua những trải nghiệm cụ thể bạn mới thêm xác quyết và đánh giá đúng đắn hơn những
gì được cung cấp.
Thực dưỡng là phương pháp phát triển trí tuệ, nên nếu dùng
trí tuệ sẽ giúp bạn đi xa hơn và có kết quả tốt hơn. Nếu bạn là người bắt đầu với
thực dưỡng, bạn cần
Đọc sách, nghe giảng, tìm các tài liệu tin cậy sẽ giúp bạn
có cái nhìn đúng đắn về phương pháp. Giờ đây, kiến thức được phổ biến rộng rãi
trên internet, xong mặt trái là có nhiều thông tin chưa được kiểm nghiệm, hoặc
kiến thức rất mánh mung, chắp ghép, bạn cần tổng hợp lại và ít nhất, nên đọc một
cuốn sách căn bản trong ngành để có kiến thức căn bản. Tìm kiếm các cuốn sách
được tái bản nhiều lần là một mẹo hay để chọn được kiến thức đã được kiểm chứng
Nếu bạn vẫn còn những nghi ngờ và chưa thẩm định được thì
cũng đừng dừng lại, hãy tìm một chuyên gia trong ngành để “chất vấn” đặt câu hỏi
và nhờ họ giải pháp những thắc mắc của bạn. Chuyên gia là những người thực
hành, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ hiểu thực tế để giúp bạn đi nhanh hơn. Vì
sách thì khô cứng, nhưng người thật thì sống động. Học hỏi từ những người
chuyên gia có tâm huyết, có kinh nghiệm và trách nhiệm giúp bạn có được kết quả
tốt hơn.
Tư duy
Tư duy là sự suy nghĩ, sắp xếp, phân tích, đánh giá và tổng
hợp, giúp bạn có kiến thức để thực hành. Tư duy giúp bạn chọn lọc được những
thông tin có ích, và ứng dụng được nó. Thông tin thì mênh mông, xong kiến thức,
những cái gì hữu dụng là những thứ bạn có thể áp dụng giúp bạn giải quyết được
vấn đề một cách hiệu quả. Tư duy giúp bạn chọn lựa giải pháp tối ưu, phù hợp với
thời gian, nguồn lực và khả năng của bạn. Xong, cũng không nên chỉ dừng ở mức độ
chỉ suy nghĩ, vì nếu chỉ hiểu về nó mà
không ăn, hay ăn bánh vẽ thì bạn sẽ không bao giờ no. Thuốc mà không uống sẽ
không hết bệnh, chỉ đọc đơn thuốc mà không dùng thì bệnh không khỏi.
Thực hành
Thực hành giúp trải nghiệm ở mức độ thực tế bằng kinh nghiệm
và cảm xúc. Có những thực hành đòi hỏi bạn cần có kỷ luật và sự nghiêm túc và
trả giá nhất định. Tuy nhiên, qua thực hành trải nghiệm, bạn mới thấu rõ và kiểm
chứng lại những gì bạn được nghe, những gì bạn đã phán đoán và chính trải nghiệm
giúp bạn sự thấu hiểu. Qua trải nghiệm, mức hiểu của bạn về vấn đề mới được nâu
cao. Tuy nhiên, có những thực hành cần thời gian dài, hoặc đòi hỏi sự nỗ lực
cao, nếu chưa đủ thời gian thực hành, chưa đủ giờ bay thì cái hiểu biết đó vẫn
chưa thể thấu đáo và toàn diện.
Đừng tin là bao hàm cả nghĩa, đừng tin chính mình, vì đôi
khi, chúng ta dựa vào kiến thức, kinh nghiệm quá khứ để đánh giá một cái gì mới.
Khi dùng hiểu biết cũ không chắc đã đánh giá đúng đắn giá trị của cái mới. Do
đó, sự nhạy cảm và dũng cảm cũng rất cần thiết để tiến vào một lĩnh vực mới, học
hỏi, tư duy và thực hành giúp bạn thám hiểu và mài dũa trí tuệ tốt hơn. Vì chúng
ta thường đánh giá thấp người khác và đánh giá cao mình, sự kiêu ngạo chính là
kẻ thù lớn nhất của sự học hỏi và trưởng thành.