Mọi thứ tồn tại dưới các dạng đối lập
Mọi hiện tượng xuất hiện xung quanh đều xuất hiện dưới các cặp đối lập – chúng dịch chuyển giữa các cặp đối lập này, đó là cơ chế vận động quan trọng của cuộc sống. Các cặp đối lập ảnh hưởng đến chu kỳ sinh – thành - hoại- diệt của mọi hiện tượng, từ vật chất, tinh thần hay tâm linh. Các cặp này tồn tại ở các mức độ khác nhau và thâm nhập vào cuộc đời chúng ta: ngày và đêm, nóng và lạnh, nam tính và nữ tính, khô và ướt, thực vật và động vật….
Tư duy phương Tây được hình thành trên logic của nhị nguyên, đúng hoặc sai, trắng hoặc đen, xong thực dưỡng với nền tảng từ triết học phương đông hình thành trên logic biện chứng của cả cặp nhị nguyên: đúng và sai cùng tồn tại, trắng và đen cũng tồn tại, bổ sung, thay đổi, chuyển hóa, dịch chuyển qua lại. Không có gì tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai, không bao giờ chỉ có một mặt. Sự tồn tại bao giờ cũng là cả hai, cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt.
“Nguyên lý đối lập thể hiện một cái nhìn tự nhiên, cảm nhận và trực
giác hơn so với cái nhìn logic phân biệt”
Mọi cặp đối lực đều bổ sung và chống đối lẫn nhau
Các cặp đối lập này đồng thời bổ sung và chống đối lẫn nhau, tuy nhiên trong từng giai đoạn thì mức thể hiện là bổ sung hay chống đối sẽ biểu hiện nổi trội hơn. Bổ sung chính là sự suy giảm của chống đối, hay chống đối là một mặt khác cho bổ sung.
Thất bại không chống lại thành công, mà những lần thất bại giúp cho gần với sự thành công hơn. Người sau nhiều lần thất bại vẫn tiếp tục kiên trì thì sẽ thành công, bởi vì nếu hiểu quy luật thì thấy thất bại không phủ định thành công mà nó là nền tảng, là thức ăn cho thành công.
Trong giông tố thì chúng ta vẫn thấy có sự bình yên, đôi lúc những khó khăn, thay đổi, xáo trộn, xong không phải mọi thứ đều như vậy, trong toàn thể cả bối cảnh rất hỗn loạn, lung tung, xáo trộn, tuy nhiên vẫn có những thứ bất biến, an bình, không thay đổi. Cơn bão có thể rất mạnh, xoay chuyển rất nhanh, xong tâm bão thì dường như bất biến và cố định.
Khỏe mạnh có thể là nguyên nhân chính cho bệnh tật và bệnh tật là đầu mối cho sức khỏe. Khi khỏe mạnh chúng ta lại coi thường sức khỏe, nhưng khi ốm đau chúng ta lại cảm thấy quý sức khỏe vô cùng. Bệnh tật bổ sung cho sức khỏe, giúp chúng ta có ý thức chăm sóc, rèn luyện sức khỏe hơn. Ngược lại, những người mạnh khỏe lại ít khi học hỏi, tìm kiếm cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn, trái lại họ dễ phung phí sức khỏe. Thế nên người già thường chăm tập luyện hơn người trẻ, vì người già thấy cái già , cái yếu, còn người trẻ thì thấy mình trẻ, mình khỏe.
Nguyên lý và thực hành. Nguyên lý là phần lý luận, lý thuyết còn thực hành là thực nghiệm, thực tế. Thực tế giúp kiểm chứng lý thuyết. Hai phần này bổ sung cho nhau nhưng cũng chống đối nhau. Lý thuyết sẽ hỗ trợ cho thực hành chính xác, còn thực tế, thực nghiệm làm lý thuyết được rõ ràng hơn. Xong cũng có khi, chính thực tế phủ định lại lý thuyết, giúp lý thuyết điều chỉnh lại, mở rộng và khái quát hơn.
Nguyên lý đối lập: Đối lập thì hấp dẫn nhau, còn giống nhau thì đẩy nhau
Việc hiểu nguyên lý giúp bạn sử dụng các thực phẩm một cách quân bình giữa con người, thực phẩm và thời điểm. Ăn thực phẩm quá dương sẽ thu hút các thực phẩm âm. Ví dụ khi ăn nhiều muối thì chúng ta sẽ rất thèm ăn hoa quả, hay các đồ âm. Người hay ăn thịt thì thường thích uống rượu và bia để quân bình lại.
Khi rửa rau củ thì cần rửa với nước muối để rau luộc sẽ thơm hơn, nhưng nếu các loại đậu, hạt cứng mà rửa bằng nước muối thì khi luộc sẽ lâu chín hơn.
Với các thực phẩm âm muốn dương hóa nó thì cần rang, nướng, phơi khô.
Trong hợp tác, đôi khi người đối lập nhau về tính cách hoặc khác nhau về kiến thức sẽ hợp tác với nhau dễ hơn là những người có cùng sở trường, cùng kiến thức. Cái khác sẽ hút nhau, còn cái giống sẽ đẩy nhau. Giống như hai mặt của một cục nam châm, nếu chúng cùng dấu sẽ đẩy nhau còn trái dấu sẽ hút nhau. Người giỏi lý thuyết nên hợp tác với người mạnh về thực hành, thực tế. Còn những người giỏi lý thuyết ngồi với nhau thì dễ đến tranh luận, còn những người chuộng thực tế cùng nhau sẽ dẫn đến cạnh tranh.
Trong chế biến thực phẩm, thường người ta kết hợp thực phẩm rất âm với thực phẩm rất dương và để trong tự nhiên một thời gian sẽ giúp nó có tác dụng chữa bệnh và hồi phục sức khỏe. Ví dụ như mơ chua – rất âm, muối – rất dương. Khi để chung với nhau, phơi 2-3 năm thì thành sản phẩm mơ muối rất tốt cho việc trị ho, cảm, giải độc, đau bụng, hay khó tiêu. Vì sao sau khi rang gạo xong thì nên hạ thổ để làm âm hóa đi loại trà vừa rang xong, giúp sản phẩm quân bình hơn, người uống không bị nóng cổ hay háo nước. Ăn cơm gạo lứt – vỏ có tính axit thì cần với với vừng – vỏ có tính kiềm. Khi ăn như vậy vừa quân bình, vừa dễ ăn vừa giúp máu trung hòa.
Nguyên lý đối lập: Mọi thứ đều chuyển sang phía đối lập
Mọi thứ sẽ dịch chuyển theo sang phía đối lập. Từ sáng đến tối, ngày đến đêm và ngược lại.
Các mặt đối lập trong cuộc sống
Quy luật tự nhiên về các mặt đối lập có thể được áp dụng trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong phạm vi quản trị sức khỏe, chúng ta sẽ chủ động được những yếu tố làm nên sức khỏe, quản lý năng lượng của mình, thay vì bị sự yếm thế bi quan làm cản bước thay đổi.
Sử dụng cặp đối lập như hướng tâm và ly tâm hay co rút và trương nở là một ví dụ quan trọng để hiểu về thực phẩm và tạo ra sự cân bằng cho sức khỏe: Ăn quá nhiều làm chúng ta trương nở, béo, hay ăn quá nhiều thịt tạo ra quá nhiều axit chúng ta cần ăn dương lại, giúp co rút và ăn các đạm thực vật để tạo ra môi trường kiềm. Các thực phẩm có tính chất giúp trung hòa lại môi trường axit trong máu, giúp máu về trạng thái cân bằng hơn.