Trong thời kỳ chưa xuất hiện tủ lạnh, việc vận chuyển bằng hàng không, hóa chất nông nghiệp và sản xuất hàng loạt làm cho việc nhập khẩu thực phậm được dễ dàng (hoặc ít nhất là dễ dàng hơn), người ta chỉ có thể tiêu thụ các thực phẩm phát triển theo mùa tại địa phương của họ, giống như động vật hoang dã. Một lượng lớn thực phẩm nhập khẩu ngày nay không thực sự phù hợp với chế độ ăn hàng ngày ở mọi nơi, bởi vì chúng phát triển ở vùng khí hậu phù hợp nhất với thành phần hóa học của mình.
Ăn
thực phẩm địa phương là có lợi vì việc này:
Trong
điều kiện khí hậu ấm hơn, người ta thường ăn những thực phẩm có hàm lượng đường
cao hơn (như trái cây nhiệt đới), ăn nhiều rau có lá to và rau củ sống hơn, ăn
ít ngũ cốc nguyên hạt và protein động vật hơn [thực phẩm ÂM HƠN]. Tuy nhiên,
khi bạn nhìn xa hơn về phía bắc, nơi thời tiết khắc nghiệt hơn, bạn sẽ thấy nhu
cầu muối tăng lên, đồ ngọt giảm đi, ngũ cốc cùng các món ăn nóng như rau củ hầm
nhiều hơn và trong một số trường hợp là một lượng nhỏ protein động vật [thực phẩm
DƯƠNG HƠN]. Những thực phẩm này tạo ra sự ấm áp và cung cấp năng lượng tập
trung hơn, ngược với hiệu quả làm mát của thực phẩm sống, trái cây và gia vị của
vùng khí hậu ấm hơn. Đây không phải là vấn đề tốt và xấu, mà là vấn đề tương
thích với khí hậu
Thân thổ bất nhị
Ăn
thực phẩm chính từ địa phương bắt nguồn từ nguyên lý “THÂN THỔ BẤT NHỊ” . Con
người và đất đai không phải là hai mà là một. Đất đai sinh ra cây cỏ, động vật
ăn cây cỏ cây để tạo ra máu, tế bào, mô và các cơ quan nội tạng. Con người cũng
giống như mọi động vật, chính là sự chuyển hóa từ đất. Con người khỏe khoắn, mạnh mẽ khi họ sống bằng
các thực phẩm quanh vùng; vốn sinh trưởng theo một cách lý tưởng để trở thành
thức ăn của họ.
Khi
ăn uống tự nhiên, ăn các thực phẩm gần gũi nơi sinh sống thì năng lượng giữa thực
phẩm và cơ thể có được sự thích nghi và tương hợp. Cùng được sản sinh trong
vùng khí hậu, môi trường, độ ẩm, nhiệt độ thì sẽ dễ thích ứng và chuyển hóa cho
nhau hơn và khi tiếp nhận năng lượng từ thực phẩm ở vùng xa xôi, khí hậu trái
ngược.
Do đó, muốn có được khỏe mạnh, thức ăn tốt nhất để duy trì một trạng thái tâm sinh lý tốt đẹp là thực phẩm nuôi trồng tại địa phương.
Số lượng làm thay đổi chất lượng. Số lượng không chỉ liên quan đến việc tiêu thụ quá mức. Số lượng còn liên quan đến việc dư thừa chất dinh dưỡng, chẳng hạn như quá nhiều chất béo, protein, hoặc carbohydrate đơn trong chế độ ăn uống. Số lượng thức ăn, chất dinh dưỡng và các yếu tố độc hại từ thực phẩm và môi trường có thể quá nhiều. Tiêu thụ quá mức thực phẩm được coi là tốt có thể biến nó thành thực phẩm xấu trong quá trình tiêu hóa, bởi vì việc tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng tính axit. Tính axit vượt quá mức làm giảm bớt tình trạng khoáng chất, đồng thời có thể gây ra hiện tượng tiêu hóa kém, hấp thu không tốt và mệt mỏi mạn tính.
Trong tất cả các nghiên cứu về tuổi thọ được thực hiện trong 25 năm qua, nghiên cứu đáng chú ý nhất đã chứng tỏ rằng việc tiêu thụ một lượng thực phẩm nhỏ hơn sẽ giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng năng lượng và tăng tuổi thọ. Việc ăn quá nhiều trong một thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm, các bệnh về tim, ung thư, trào ngược dạ dày thực quản, mệt mỏi, đột quỵ và chứng ăn ói.
Người ta thường quá chú trọng vào chất lượng thực phẩm. Thông thường, khi nói về sức khỏe hiện tại, một khách hàng sẽ nói với tôi rằng, “Về cơ bản, tôi toàn ăn thực phẩm tốt thôi” hoặc “Tôi ăn rất ngon!” Những câu nói này thường ám chỉ chất lượng thực phẩm, có nghĩa là thực phẩm hữu cơ, nhập khẩu hoặc mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch. Nhưng đó không phải là vấn đề thực sự. Hàm lượng các chất dinh dưỡng – carbohydrate đơn, chất béo hoặc protein – trong thực phẩm là chìa khóa giúp bạn đồng hóa và tận dụng triệt để các chất dinh dưỡng này. Vấn đề thực sự là cân bằng. Việc ăn thực phẩm chất lượng tốt không làm một bữa ăn trở nên cân bằng. Việc nhận thức được rằng hằng ngày cần phải đáp ứng một chỉ tiêu về các carbohydrate phức, chất đạm và chất béo là bước đầu tiên tới việc tạo ra cách tiếp cận cân bằng hơn đối với dinh dưỡng