Chúng ta thử xem những hoạt động tương ứng này ra sao trong bệnh viêm khớp. Ngón trỏ như là một phần của kinh đại trường, nếu sưng khớp ở ngón trỏ tức chứng tỏ năng lượng trong kinh đại trường đã quá tải. Tình trạng này cho thấy sự mất cân bằng ở đại trường, do đó sự quá tải và viêm cứng nơi kinh mạch ngoại biên và ở các khớp có nghỉ là một vài nơi trong cơ quan nội tạng đã viêm sưng hoặc bị quá tải. Những sự mất cân bằng này tạo ra nhiều triệu chứng như kém tiêu hóa, tiêu chảy hoặc viêm màng ruột mạn tính, táo bón.Những tình trạng này tưởng chừng như không kết hợp gì với các vấn đề ở các khớp, nhưng thật ra nó có liên quan mật thiết với nhau.
Đến đây chúng ta hãy thử xem các loại viêm khớp đã đề cập trong các phần trước liên quan thế nào với những rối loạn nằm sâu bên trong cơ thể.
Bệnh viêm khớp Rheumatoid: Thông thường triệu chứng của bệnh này là sưng, đau và nóng đỏ ở mắt cá chân, cổ tay, đầu gối, mu bàn chân chứng tỏ có sự quá tải trong kinh mạch. Khi viêm sưng đỏ ở các khớp của ngón tay, các cơ quan tương ứng đã bị nhiễm bệnh:
Ngón tay Kinh mạch, cơ quan, luân xa
Dưới ngón cái Phổi và chức năng của phổi
Ngón trỏ Đại trường và chức năng của nó
Ngón giữa Tim, dạ dày, tiểu trường, luân xa hara, đặc biệt chức năng điều hòa máu huyết và chất lỏng.
Ngón đeo nhẫn
Tim, dạ dày, tiểu trường, luân xa hara, chức năng tạo nhiệt và năng lượng biếu dưỡng.
Ngón út Tim, tiểu trường và chức năng của nó.
Nếu cổ tay bị bệnh Rheumatoid arthritis, chức năng của tim, ruột non và ba luân xa bị rối loạn. Nếu đầu gối bị tấn công, có nghĩa là các chức năng của gan, tụy, mật, dạ dày, bàng quang và thận cũng cùng số phận. Nếu đau bên trong đầu gối, chức năng bị rối loạn ở tụy, gan thận và lá lách, nếu lại đau bên ngoài hoặc phía trước đầu gối thì dạ dày và mật có vấn đề. Đau và sưng ở mu bàn chân thì liên quan đến chức năng ở thận, lách và gan.
* Bệnh viêm khớp LUPUS: Trong bệnh này, triệu chứng rất đa dạng, chứng tỏ sự mất trật tự ở toàn bộ mạng lưới kinh mạch, các cơ quan và các luân xa. Đau nhức ở các khớp ngón, chỉ cho thấy sự rối loạn chức năng ở cơ quan hoặc luân xa tương ứng như đã nêu trên. Viêm ở màng phổi chẳng hạn chứng tỏ sự hoạt động thái quá ở kinh phế, trong khi nếu viêm vùng chung quanh tim thì chức năng của kinh quyết âm tâm bào lạc, tam tiêu đã bị rối loạn. Những tình trạng bệnh bên trong xuất hiện ra bệnh viêm khớp nơi các ngón tay tương ứng.
Đau khớp ở ngón trỏ chứng tỏ sự hoạt động quá tải ở ruột già và ruột non, lại có thể còn viêm nơi màng bụng và xáo trộn tiêu hóa. Nếu hoạt động thái quá ở kinh quyết âm tâm bào và tam tiêu thì được phản ánh ở ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn, da mặt bị mất màu, nhất là ở vùng gò má và sóng mũi.
Khi phần đầu gối bên trong sâu và phía sau bị viêm, các chức năng của thận, bàng quang, gan, lách và tụy tạng đều bị ảnh hưởng; nếu bên ngoài và phần phía trước đầu gối bị viêm khớp thì chức năng của dạ dày và bàng quang suy yếu trầm trọng. Các triệu chứng như ung loét nơi miệng và mất protêin trong nước tiểu thường xảy ra trong bệnh viêm khớp lupus là phản ánh của các cơ quan tương ứng cũng bị nhiễm bệnh.
* Viêm khớp Ostesarthritis: Sự hình thành các mấu xương nơi các ngón tay trong bệnh viêm khớp này cho biết dòng năng lượng chảy qua các kinh mạch đã bị nghẽn tắt. Sự tích lũy protêin, của và các khoáng chất ở các khớp là kết quả dùng quá nhiều thực phẩm động vật phản ánh song song cùng nhiễm nơi các cơ quan nội tạng cũng như các mạch máu. Nơi ứ đọng được xác định bằng cách xem vị trí các ngón tay bị bệnh (xin xem như trên), chẳng hạn, mấu xuất hiện ở ngón thứ năm (ngón út) cho biết tim và ruột non đóng nhiều mỡ và cholesterol; nếu mấu nằm ở ngón giữa thì sự ứ đọng hình thành trong hệ thống tuần hoàn.
Bệnh viêm khớp Osteoarthritis nơi cột sống đau là biểu hiện dòng năng lượng qua kênh trung tâm và luân xa đã bị ứ đọng. Nếu phần trên cột sống đau chức năng tim và phổi rối loạn, nếu phần giữa đau, kéo theo sự tệ hại của dạ dày, lá lách, tụy tạng, gan, mật và thận, trong khi nếu phần cuối cột sống mắt bệnh ứng cho sự rối loạn ở đại, tiểu trường, bàng quang và cơ quan sinh dục.
Nơi đầu gối và hông đau viêm khớp, sự tù đọng được xác định tại kinh can và bàng quang kinh, và các cơ quan tương ứng đã bị nhiễm mỡ với nhiều khả năng hình thành sỏi sạn. Lá lách, tụy tạng, thận, bàng quang đều nhiễm mỡ và có thể có cả sạn, khối u, túi nang trong các cơ quan này.
* Viêm khớp Ankylosing Spondylitis: Sự hóa cứng ở cột sống trong bệnh viêm khớp này chứng tỏ năng lượng trôi chảy qua kênh chính và các luân xa không thuận lợi. Vùng nối cột sống bị vôi hóa cứng liên quan với sự tắc nghẽn dòng năng lượng (thường do sự ứ đọng của mỡ và chalesterol) trong bàng quang, cơ quan sinh dục gồm tuyến tiền liệt, dạ con, cả đại và tiểu trường.
Tiến trình hóa cứng dần lên phía trên cột sống, năng lượng trong các luân xa và các cơ quan liên hệ trở nên tù đọng. Kết quả là năng lượng từ trời và đất vào cơ thể ngày càng giảm đi và rồi không đủ để cung cấp cho hoạt động vận hành cơ thể nữa.
* Viêm khớp thống phong (gout): Vùng bị tấn công của loại viêm khớp này là gốc ngón chân cái nơi có ba luồng kinh mạch giao nhau. Kinh thận khởi đầu gần gốc ngón cái dưới lòng bàn chân , và từ đó chạy dọc lên theo phần trong chân. Triệu chứng bệnh thống phong cho thấy có sự rối loạn kinh thận và trong quả thận. Sự quá trớn khi dùng protêin động vật là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thống phong, tạo axít làm mệt thận, trong khi đó phần mỡ động vật thường tích tụ làm giảm chức năng của thận.
Ngoài ra, sự liên tục dùng các loại nước uống lạnh, đá lạnh cũng là nguyên nhân của bệnh này nó tạo sự tích tụ calci và thành sạn sau đó.
Sự tích tụ mỡ và chất nhầy trong thận do ăn quá nhiều đường, mật ong, các chất ngọt cô đặc, trái cây nhiệt đới, kem lạnh và các thức tráng miệng ngọt, các thức có dầu, mỡ.
Các kinh mạch của gan và lá lách giao nhau ở vùng ngoài chân cái, do vậy bệnh thốâng phong ảnh hưởng đến hai cơ quan này. Chẳng hạn nếu uống quá nhiều rượu, gan sẽ yếu đi và gây nên thống phong, trong khi đó mỡ động vật, kể cả chế phẩm từ sữa tạo nên sự ứ đọng ở lá lách và hệ bạch huyết, tình trạng này là nền tảng gây nên bệnh viêm khớp thống phong.