Virus, vi khuẩn luôn ở quanh chúng ta và ở ngay trong cơ thể chúng ta trong mọi lúc. Tại sao một số người lại bị ảnh hưởng của chúng mà số khác lại không? Câu trả lời là: mọi bệnh tật đều bắt nguồn từ bên trong cơ thể và trí não của chúng ta, do nghĩ sai, sống sai, ăn sai. Nếu chúng ta sống một cách tự nhiên hài hoà, cân đối thuận theo các quy luật tự nhiên, chúng ta sẽ không cảm thấy yếu mệt về tinh thần hay thể xác. Bệnh tật là dấu hiệu cho chúng ta biết rằng ta đã phá vỡ một quy luật tự nhiên nào đó.
Để tìm hiểu về nguyên nhân của các loại bệnh từ thông thường cho đến các bệnh nan y, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 2 khái niệm cơ bản thực dưỡng thường dùng axit và kiềm
Trong quá trình chuyển hóa, carbonhydrate, protein và chất béo đã sản sinh ra axit. Protein sinh ra axit sulfuric và axit phosphoric. Carbonhydrate và chất béo sinh ra axit acetic và axit lactic. Những axit này là những chất độc cần phải loại bỏ ra ngoài cơ thể càng nhanh các tốt. Tuy vậy nếu những axit này được đào thải ra ngoài bằng đường thận và đại tràng thì sẽ làm hỏng thận và đại tràng. May thay, các axit này bị trung hòa bởi các hợp chất muối khoáng trong cơ thể. Axit và muối khoáng đã tạo ra chất không độc hại cho cơ thể và bị đào thải an toàn.
Họ của các khoáng chất để trung hòa axit là muối carbonic,điển hình là BaCo3; ở đây là Ba -đại diện cho một trong số 4 nguyên tố kiềm cơ bản là Na, Ca, K và Mg. Khi muối carbonic gặp axit mạnh như axit sulfuric, axit phosphoric, axit acetic và axit lactic, khoáng chất kiềm này tạo ra muối carbonic, cho muối mới. Kết quả là muối carbonic biến đổi axit sulfuric(axit mạnh) thành muối sulfuric; muối này được đào thải an toàn qua thận.
Kết quả của việc biến đổi từ axit thành muối trung tính làm giảm nồng độ các nguyên tố kiềm như Na, Ca, Mg và K có trong máu và dịch ngoại bào, Việc giảm nồng độ kiềm có liên quan đến điều kiện axit trong dịch cơ thể. Để có sức khỏe thì lượng kiềm có trong dịch cơ thể phải được duy trì ở mức pH bằng 7,4 và chúng ta phải bổ sung lượng kiềm đã mất bằng thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Nếu máu bị nhiễm axit thì gây ra mỏi mệt, dễ bị cảm lạnh...Khi những chất dịch này trở nên nhiễm axit nhiều hơn dẫn đến bị đau nhức, đau đầu, đau ngực, đau dạ dày... Nếu xu hướng này tiếp tục gia tăng thì một số tế bào sẽ bị chết - những tế bào chết này sẽ tự biến thành axit. Tuy nhiên cũng có một số tế bào thích ứng được với môi trường đó. Nói cách khác, thay vì chết - như một số tế bào thông thường trong môi trường axit - có một số tế bòa vẫn còn sống sót và trở thành những tế bào ác tính. Tế bào ác tính không phù hợp với chức năng của não và mã hóa của ADN cơ thể. Do đó nó phát triển không hạn định và vô tổ chức. Đây chính là ung thư...
Tìm hiểu thêm về Axit và Kiềm, Herman Aihara, Phạm Đức Cẩn biên dịch.