Triết lý Á Đông quan niệm mọi sự vật, mọi hiện tương luôn có hai mặt mâu thuẫn và thống nhất, hỗ trợ và chế ước nhau để tồn tại. Đó là hai mặt, thuộc tính căn bản Âm và Dương của mọi vật chất. Một thực phẩm cũng vậy. Thực phẩm có thuộc tính Dương hay năng lượng Dương nhiều hơn thì được gọi là thực phẩm Dương. Thực phẩm có thuộc tính Âm hay năng lượng Âm trội hơn được gọi là thực phẩm Âm. Bệnh tật là sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể. Do đó ta có thể lựa chọn những thức ăn chung quanh mình để bổ sung và làm quân bình lại Âm – Dương thì cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Ví dụ: một người tạng hàn (Âm) lại ăn nhiều đồ sống lạnh (Âm) gây ra đau bụng, tiêu chảy (Âm). Trong trường hợp này có thể làm quân bình lại bằng cách ăn vài lát gừng nướng (Dương) và uống nước cháo gạo lứt (Dương) rang (Dương).
Ngoài ra, qua các chế biến, người nội trợ khéo có thể cải biến tính chất Âm hoặc Dương của thực phẩm cho nhu cầu riêng của mình.
Ví dụ: gừng tươi nhiều nước nên hơi Âm nhưng khi phơi khô thành Dương nếu sao vàng sẽ thêm Dương, sao cháy tồn tính thì Dương tính càng cao.
Trên thực tế, qua quan sát, chiêm nghiệm và thực hành, chúng ta có thể tìm ra những công thức thực phẩm phù hợp với điều kiện riêng của cơ thể. Một cách để nhận định sự hợp lý hay chưa trong chế độ ăn uống là quan sát phân và nước tiểu. Tình trạng Âm hoặc Dương của phân và nước tiểu cũng chính là tình trạng Âm hoặc Dương của cơ thể do chế độ ăn uống gây ra. Nước tiểu càng trong thì càng Âm, vàng sậm là quá Dương, hơi vàng như màu trà là vừa. Phân màu xanh, màu đen, nhạt, lỏng và không thành khuôn là quá Âm; khô và cứng là quá Dương; mềm, thành khuôn, màu hơi vàng là vừa.
Sau đây là một số đối ứng căn bản để phân định Âm, Dương trong việc lựa chọn thực phẩm:
DƯƠNG |
ÂM |
Màu đỏ, vàng |
Màu xanh |
Vị đắng, mặn |
Vị chua, ngọt |
Khô, cứng |
Mọng nước và mềm |
Nhỏ, cô đọng |
Lớn, giãn nở |
Dưới lòng đất |
Trên mặt đất |
Mọc hướng xuống |
Mọc hướng lên |
Sinh sản ở vùng khí hậu mát, lạnh |
Sinh ra ở vùng khí hậu nóng, ấm |
Bảng Phân loại âm dương cho thực phẩm
Để hiểu thêm về giá trị của phương pháp Macrobiotics, chúng ta thử liên hệ với một số chế độ ăn uống tự nhiên của những cộng đồng dân cư được đánh giá là ít bệnh tật và có tuổi thọ cao. Trước hết phải kể đến những người Mỹ nguyên thủy. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã khám phá rằng những người Indian này đã không hề bị cao huyết áp, cũng không có ai bị xơ vữa động mạch, do thức ăn chính của họ thời bấy giờ là bắp. Dĩ nhiên thời ấy những người nguyên thủy chỉ xài bắp nguyên hạt chứ không phải là loại bắp tinh chế như bây giờ.
Một cộng đồng khác có nhiều người sống lâu trên 100 tuổi và người dân ở đây cũng hiếm khi bệnh tật là những người thuộc bộ lạc Hounza sống ở vùng núi phía Bắc Ấn Độ và Pakistan. Chế độ ăn của người Hounza chủ yếu là ngũ cốc toàn phần, trái cây tươi và sữa dê. Một chế độ ăn khác cũng thường được các nhà dinh dưỡng lưu ý là chế độ ăn uống Địa Trung Hải, gồm ngũ cốc, rau quả, cá và dầu ô liu. Những người dân ở cộng đồng này cũng có tuổi thọ cao và ít bệnh về tim mạch.
Điều dễ nhận thấy ở những chế độ ăn uống trên là ăn ngũ cốc toàn phần, không hoặc ít ăn thịt và có cuộc sống gần với tự nhiên hơn các dân tộc phát triển. Từ thực tế này nhiều người đã nghĩ đến việc sử dụng những chất xơ, sinh tố hoặc khoáng chất – những chất mà trong thức ăn tinh chế thiếu hoặc không có – để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này không phù hợp với những nguyên tắc Toàn phần và tự nhiên của thực dưỡng. Do đó hiệu quả cũng khác nhau. Chẳng hạn đối với bệnh nhân tiểu đường người ta khuyên dùng gạo lức hoặc bắp khô thay cho gạo trắng vì những thức ăn này có chỉ số no cao hơn và chỉ số đường thấp hơn so với gạo trắng nhờ vào chất xơ có trong ngũ cốc thô.Tuy nhiên, nếu tách riêng ra vừa ăn gạo trắng vừa uống thêm chất xơ tương ứng thì chỉ số đường không thấy giảm được bao nhiêu.
Giống như vậy, chất xơ trong ngũ cốc thô có thể làm giảm cholesterol trong máu từ 10% đến 20%, nhưng nếu tách riêng ra để dùng thì chỉ giảm dưới 5%. Mới đây, nhóm nghiên cứu của Giáo sư John Erdman thuộc trường Đại học Illinois (Mỹ) thử nghiệm các chất chống ung thư của cà chua cũng cho biết ăn nguyên quả cà chua có tác dụng ngừa ung thư hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng chiết xuất carotenoides từ cà chùa.
Một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Eva Schernhammer thuộc trường Đại học Havard cũng cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin B6, vitamin B12, hoặc chất Folate sẽ giảm được nguy cơ ung thư tụy tương ứng là 81%, 73% và 59%. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều vitamin tổng hợp lại làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy lên đến 139%. Đó là chưa kể nếu dùng dưới hình thức những chất chiết xuất hoặc phân tách riêng ta vẫn còn rơi vào vòng luẩn quẩn chế biến công nghiệp, tách chiết và sử dụng phụ gia, hóa chất.
Tác giả: Lương y Võ Hà (Chủ biên)
Sách: Chữa bệnh không dùng thuốc – Giải pháp cho những bệnh mãn tính của xã hội hiện đại
Phần 2: Một số nguyên tắc ăn uống theo phương pháp thực dưỡng
Phần 3: Hai nguyên tắc giúp sống trường thọ của thực dưỡng
Phần 4: Một số lưu ý cơ bản khi bắt đầu thực hành thực dưỡng
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ
BÀI 8: TẠI SAO ĂN GẠO LỨT THAY GẠO XÁT TRẮNG
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG